27 October, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Cơn ho bất thường cảnh báo nguy cơ trẻ viêm tiểu phế quản, thanh quản, phổi, xoang, hen suyễn hoặc mắc bệnh ho gà....
Theo các chuyên gia, ho là phản xạ có lợi cho cơ thể để làm sạch đường hô hấp, giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ho có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh hô hấp nguy hiểm, ngoài chứng cảm lạnh thông thường. Mẹ nên để ý quan sát, theo dõi triệu chứng ho của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ho kèm thở khò khè hoặc hổn hển: Đây là dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản, gây ra bởi virus hợp bào đường hô hấp (RSV).
Ho khan hoặc ông ổng: Dấu hiệu phổ biến của viêm thanh quản.
Ho kéo dài, vào ban đêm: Trẻ có thể ho do dị ứng thời tiết hoặc viêm xoang.
Ho đột ngột, sau đó kéo dài dai dẳng, kèm theo tiếng rít khó thở: Bé có thể bị hen suyễn do tiếp xúc với khói thuốc, bụi nhà, phấn hoa...
Ho dai dẳng đi kèm khó thở, sốt và ớn lạnh: Mẹ nên đưa bé thăm khám ngay, bởi đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm phổi.
Ho cơn dài, mặt tím tái, nôn mửa: Bé bị ho gà nếu cơn ho đột ngột xuất hiện hoặc do một kích thích nhỏ, dữ dội và khó kiểm soát, kèm theo thở rít, khạc đàm hoặc nôn mửa. Sau mỗi cơn ho, da mặt tím tái do bị ngưng thở, chảy đờm dãi nhiều và nôn mửa. Trẻ vã mồ hôi, nổi tĩnh mạch cổ và dưới da đầu.
Ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp. Ảnh: EumomCha mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương, thuốc thông mũi cường giao cảm hoặc thuốc chống dị ứng kháng histamine mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Khi trẻ sơ sinh ho, mẹ có thể làm giảm bớt dịch nhầy trong đường thở của bé bằng cách tăng bú sữa, hoặc cho uống sirô thảo dược có tác dụng tiêu nhầy, giảm ho. Lưu ý, không phải thuốc ho thảo dược nào cũng dùng được cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết thuốc phù hợp với độ tuổi của con không. Các thảo dược dùng được cho trẻ sơ sinh gồm lá hẹ, hoa hồng bạch, cam nướng muối sạch, cao lá thường xuân...
Thời tiết giao mùa hanh khô, mẹ có thể đặt máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ vào ban đêm, hoặc đưa bé vào phòng tắm nhiều hơi nước ấm để bé dễ thở hơn.
Nếu nghi ngờ bé ho mãn tính do dị ứng, hãy thử bỏ thú nhồi bông, các vật dụng bằng lông ra ngoài phòng ngủ, hút bụi và cách ly thú nuôi. Ngoài ra, không nên để bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
Bác sĩ sẽ giúp bé tìm ra nguyên nhân cơn ho.
Mẹ cần lưu tâm trường hợp bé ho rồi chán ăn, mất ngủ. Nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời nếu bé ho ra máu; khó thở, sốt, tim đập nhanh, ngủ mê mệt hoặc nôn ói, gặp khó khăn khi nuốt. Khi bé không tỉnh táo, mất ý thức và không thở được, cần hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bé ho kéo dài hơn một tuần mà không kèm các dấu hiệu bệnh khác, có thể bị dị ứng, hen suyễn. Trường hợp này, mẹ cũng cần đưa bé đi khám để xác định kháng nguyên gây dị ứng cho trẻ, tìm cách hạn chế và loại trừ chúng ra khỏi môi trường sống quanh bé.
Theo Vnexpress
Các bài gần đây
5 thói quen khiến 'núi đôi' chảy xệ
"Hung thủ giấu mặt" khiến những người đàn ông lực lưỡng cũng có thể chết trong đau đớn
Những điều tuyệt vời mà một đứa trẻ homeschool được hưởng
2 tuần đầu trước khi đến kỳ kinh nguyệt: Có một vấn đề lớn mà chị em cần "chống lại"
Đánh giá