25 June, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Cách nào tốt nhất để ngăn ngừa trẻ khỏi nuốt phải thứ gì đó nguy hiểm? Chính là chống độc tại nhà. Sau đây là các bước có thể làm để bảo vệ con bạn.
Trẻ bị ngộ độc như thế nào: thậm chí ngay cả khi bạn khóa cất các đồ lau rửa vệ sinh và các hóa chất độc hại ra khỏi tầm mắt (và tầm với), con bạn vẫn có thể tìm được cách nào đó để mó tay vào một sản phẩm độc hại (và sau đó đưa vào miệng). Thực tế, hơn một nửa các vụ việc được thông báo cho trung tâm kiểm soát chất độc xảy ra với trẻ dưới 6 tuổi. Hầu hết các vụ ngộ độc trẻ nhỏ này do các chất gia dụng phổ biến gây ra như đồ trang điểm, cây cối và thuốc giảm đau – các vật dụng bạn sẽ không nghĩ cần phải cất vào nơi khó tìm thấy. Và bất cứ sản phẩm nào cũng có thể gây hại cho trẻ - từ sơn móng tay tới keo dán móng – cho nên đó là lý do vì sao biết cách phòng ngừa ngộ độc và những việc phải làm trong những tình huống không nghĩ tới nên là mối quan tâm hàng đầu của bạn trong danh sách những biện pháp an toàn cho trẻ.
Các dấu hiệu ngộ độc: bên cạnh việc phát hiện chai lọ mở nắp, hãy quan sát các dấu hiệu sau đây nếu bạn nghi ngờ trẻ nuốt phải thứ nguy hiểm:
- Bỏng hoặc tấy đỏ xung quanh miệng và môi (một dấu hiệu chứng tỏ bé đã uống thứ gì đó có tính ăn mòn da).
- Hơi thở có mùi giống hóa chất.
- Có vết bỏng, vết bẩn và mùi trên người của trẻ, trên quần áo hay bất cứ nơi nào trong nhà.
- Nôn mửa, khó thở, buồn ngủ, lú lẫn hay các hành vi kì lạ khác.
- Động kinh.
- Bất tỉnh.
Những biện pháp cần làm khi trẻ bị ngộ độc:
Nếu bé tỉnh táo và ổn định
- Không nên dùng siro ipeac hay cố gắng khiến trẻ nôn ra – bác sĩ nói rằng việc làm này có thể gây hại thêm cho con bạn. Thay vào đó hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
- Hỏi người nào đó có thể cung cấp nhiều nhất các thông tin bạn biết: bạn nghĩ trẻ nuốt phải thứ gì, khi nào và bao nhiêu. (Nó giúp ích nếu bạn có chai lọ chứa chất độc hại). Sau đó tuân theo chỉ dẫn những điều cần làm.
- Nếu bác sĩ bảo bạn tới phòng cấp cứu, hãy mang theo lọ hóa chất sau đó đưa cho bác sĩ phòng cấp cứu để họ biết chính xác thứ con bạn nuốt phải.
Nếu trẻ bơ phờ, có cơn động kinh hay khó thở:
Gọi cấp cứu ngay tức thì
Làm cách nào để ngăn ngừa ngộ độc ở trẻ nhỏ: Rõ ràng là không thể canh gác để bảo vệ trẻ khỏi mọi nguy hiểm nhưng bạn có thể làm nhiều việc để chống độc tại nhà, giữ cho bé môi trường an toàn hơn.
- Dán số điện thoại cấp cứu gần điện thoại bàn và trong điện thoại di động. Đồng thời dán ghi chú về độ tuổi, cân nặng của con bạn gần điện thoại bàn phòng khi người giữ trẻ cần cung cấp thông tin cho bên cấp cứu khi bạn không có nhà.
- Cất giữ toàn bộ thuốc thang, sản phẩm làm sạch, đồ uống chứa cồn, mỹ phẩm và các chất độc hại tiềm tàng khác vào ngăn tủ cao hoặc có khóa.
- Tránh uống thuốc trước mặt trẻ nhỏ vì bé thường sẽ thử bắt chước những gì bạn làm.
- Không được bảo thuốc là kẹo vì sẽ khiến trẻ muốn nuốt nhiều hơn. Ngay cả vitamin cũng được coi là chất gây ngộ độc (các dưỡng chất như sắt hay vitamin A chẳng hạn sẽ gây hại tới trẻ nếu uống với hàm lượng lớn).
- Không được ném thuốc vào thùng rác mở, nơi trẻ biết đi hoặc di chuyển được có thể tới lấy. Tuân thủ các hướng dẫn xử lý trên nhãn thuốc nhưng cần đảm bảo xử lý trong vật chứa kín để trẻ không thể với vào trong.
- Hãy đảm bảo yêu cầu loại thuốc kê đơn có nắp vặn chống trẻ em cho mọi thành viên gia đình và chọn loại thuốc không cần kê đơn có nắp vặn chống trẻ em mở được (một nguyên tắc hay có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm độc hại như chất tẩy rửa). Để tất cả các loại thuốc vào hộp chứa chống trẻ mở được và luôn luôn đậy nắp mở an toàn sau khi bạn mở nắp lọ thuốc.
- Chỉ mua các đồ dùng mỹ thuật không độc hại, thân thiện với trẻ em.
- Cẩn thận hơn với những người khách (họ có thể không nghĩ tới các nguy cơ về ngộ độc trẻ em) – và chắc chắn không để họ di chuyển thuốc ra nơi trẻ có thể tìm thấy (chẳng hạn bàn pha café hay ví để mở của bà).
- Để tránh tai nạn dùng quá liều khi cho trẻ uống thuốc, hãy bật đèn thật sáng và đọc cẩn thận thông tin về liều lượng (hỏi lại dược sĩ nếu có gì không rõ).
- Đảm bảo gara và phòng chứa đồ của bạn cũng an toàn với trẻ. Cất giữ các chất nguy nhiểm như ga, chất chống đông, phân bón, sơn và dung dịch làm sạch kính ở tủ có khóa. Còn đối với thuốc nên để các chất độc hại này trong lọ đựng nguyên thủy của nhà sản xuất.
- Cần hiểu biết về các loại cây bạn trồng và liệu chúng có gây ngộ độc hay không. Còn nếu bạn có loại cây có thể gây hại cho bé, tốt nhất nên để tránh tầm với của trẻ và nên suy nghĩ tới việc bỏ loại cây trồng ấy đi
- Hãy coi chừng nhiễm độc chì. Hãy kiểm tra sơn trong và ngoài nhà để xác định độ chì nếu nhà bạn xây từ trước năm 1978. Đồng thời thường xuyên nghe các khuyến cáo đồ chơi bị rút khỏi thị trường do sơn độc.
- Giám sát nhiều nhất có thể để trẻ tránh bị ngộ độc – đặc biệt nếu gia đình bạn không ở nhà.
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Các bài gần đây
15 bệnh bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm
12 cách khuyến khích con cư xử tốt (mọi độ tuổi)
11 sự thật cha mẹ nên biết về não bộ của trẻ sơ sinh
10 điều giúp bạn trở thành ông bố tuyệt vời khi mới có con đầu lòng
9 cách kì lạ trẻ có thể bị thương
6 sai lầm nghiêm trọng khi cho con ngủ của các bậc phụ huynh và cách phòng tránh
8 khác biệt giữa bé trai và bé gái
Đánh giá