Các câu hỏi thường gặp về VÔ SINH- HIẾM MUỘN ở nữ
I. Tổng quan về VÔ SINH - HIẾM MUỘN
II. Các câu hỏi thường gặp về VÔ SINH - HIẾM MUỘN ở NAM
III. Dòng sản phẩm TĂNG KHẢ NĂNG THỤ THAI của Fairhaven Health - FERTILAID sử dụng như thế nào và những lưu ý.
Câu 1: Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ mặt trong thành tử cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hocmon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.
Bình thường, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành kinh một lần nên người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể có độ dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của từng người, thông thường một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21- 40 ngày. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt này tới ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài khoảng 28 ngày. Đa số phụ nữ có những chu kỳ chênh lệch nhau vài ngày, có những lúc dao động đến một tuần, nửa tháng. Các bạn gái mới lớn kinh nguyệt có thể chưa ổn định, còn dao động nhiều. Phụ nữ sắp mãn kinh cũng có kinh nguyệt thất thường. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 22 ngày gọi là kinh mau, trên 35 ngày gọi là kinh thưa.
Số ngày có kinh (số ngày hành kinh) trung bình 3-5 ngày. Nếu hành kinh từ 2 ngày trở xuống gọi là kinh ngắn, nếu hành kinh trên 7 ngày gọi là rong kinh.
Câu 2: Giai đoạn hoàng thể ngắn là gì?
Mỗi chu kỳ kinh nguyệt bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn nang noãn, giai đoạn rụng trứng (giai đoạn phóng noãn) và giai đoạn hoàng thể.
Giai đoạn hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone; có đặc trưng là thể vàng (phần vỏ của nang noãn sau khi noãn đã phóng ra) tiết ra một hormon khác là progesterone. Hormon này cũng có nhiệm vụ chuẩn bị tử cung để trứng làm tổ nếu như noãn được thụ tinh (đã kết hợp với tinh trùng). Để giúp cho sự làm tổ của trứng, tử cung phải ứ máu, phát triển mô, có nhiều chất đường và protein... Nhưng nếu noãn không được thụ tinh trong những ngày đi qua vòi trứng thì chính hormon progesterone cũng bắt đầu giảm. Cuối cùng noãn không được thụ tinh sẽ tiêu tan và lớp nội mạc tử cung dầy lên sẽ bong ra, kinh nguyệt xuất hiện. Giai đoạn hoàng thể luôn kéo dài từ 12-16 ngày, dù số ngày giữa 2 kỳ kinh là bao nhiêu (quãng thời gian trước khi phóng noãn là không cố định).
Như vậy, sau khi trứng rụng chưa tới 12 ngày đã xuất hiện kinh nguyệt được coi là giai đoạn hoàng thể ngắn. Giai hoàng thể ngắn là nguyên nhân khó thụ thai và không giữ được thai non (Trứng rụng chưa kịp thụ thai, hoặc trứng thụ thai nhưng chưa kịp làm tổ niêm mạc tử cung đã bong ra khiến không thể thụ thai hoặc hormon progesterone quá thấp không giữ được thai non)
Câu 3: Buồng trứng đa nang là gì?
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin, gây nên rất nhiều triệu chứng: chu kì kinh không đều, không có kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc, buồng trứng rất nhiều nang khi siêu âm… Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng trứng không thể sản xuất các hormon theo đúng tỉ lệ bình thường, có thể dẫn đến trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng, thường thể hiện qua tình trạng kinh nguyệt thưa (2-3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần). Tình trạng này nếu xảy ra có thể làm cho phụ nữ HCBTĐN giảm khả năng sinh sản.
Không phải mọi phụ nữ HCBTĐN đều có mọi triệu trứng. Có thể chỉ biểu hiện một vài hoặc không có rối loạn gì cả ngoại trừ hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Nếu bạn chỉ có hình ảnh này, rụng trứng đều, không có triệu chứng gì khác, xét nghiệm nội tiết cũng bình thường thì không đủ kết luận bạn bị HCBTĐN. Trong trường hợp này, nếu bạn lên cân hoặc bị stress nhiều, có thể các triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện.
Câu 4: Làm gì khi bị buồng trứng đa nang?
Nhiều người thắc mắc rằng các nang này có phải là mấu chốt vấn đề hay không, nếu lấy ra được nang thì có trị hết bệnh không? Điều này không cần thiết vì tình trạng đa nang này chỉ là một triệu chứng, không phải là nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân bạn có hội chứng này là do thừa hưởng di truyền từ thế hệ trước, kết hợp với một số yếu tố từ môi trường như: lối sống, chế độ ăn. Do đó, mặc dù bạn không thay đổi được hệ thống gen của mình để điều trị hết các rối loạn trên, bạn vẫn có thể thay đổi điều kiện sống của mình để cải thiện triệu chứng, bao gồm chế độ ăn phù hợp, thường xuyên tập thể dục, kiểm soát cân nặng.
Theo nghiên cứu được báo cáo trên Obstetrics & Gynecology tháng 11/2007, chế độ ăn có lợi cho phụ nữ vô sinh liên quan đến rối loạn phóng noãn là chế độ ăn nhiều chất béo đơn không bão hoà, đạm thực vật, nhiều chất xơ, tinh bột ít đường, nhiều vitamin và sắt từ thực vật. Chất béo không bão hoà, còn gọi là acid béo không bão hoà bao gồm: linoleic acid (chuỗi omega-6) và alpha-linoleic acid (chuỗi omega-3), có nhiều trong đậu nành, hạt bí ngô, đặc biệt omega-3 khi chuyển hoá thành EPA, DHA được tìm thấy nhiều trong cá thu, cá mòi, cá hồi.
Một trong những đặc điểm thường gặp của phụ nữ HCBTĐN là có sự tăng nồng độ hormone nam trong máu, đặc biệt là testosterone, gây nên rậm lông, mụn... Nếu bạn tăng cân, lượng testosterone tự do (không được gắn kết với chất vận chuyển) sẽ tăng trong máu, làm cho các triệu chứng ngày càng nặng thêm. Do đó tập luyện, vận động thể lực để kiểm soát cân nặng sẽ giúp cải thiện triệu chứng, tăng cơ hội mang thai.
Đặc biệt, với những trường hợp bị đa nang, sau khi sử dụng FertilAid for women kết hợp FertileCM, Ovaboost for women, FertiliTea một thời gian nhất định (ít nhất 3-6 tháng trở lên) giúp cân bằng nội tiết, hỗ trợ trứng phát triển và tăng khả năng thụ thai tự nhiên rõ rệt. Mới đây, cuối năm 2015 và đầu 2016, Fairhaven Health cho ra mắt thị trường 2 SẢN PHẨM MỚI, đặc biệt được thiết kế cho người bị hội chứng Buồng Trứng Đa Nang, gồm Myo-inositol và FH PRO for Women.
Câu 5: Prolactin là gì?
Prolactin là một hormone được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên. Bài tiết prolactin được điều hòa và ức chế bởi các chất dopamine trong não. Bình thường nồng độ Prolactin trong máu thấp ở nam giới và phụ nữ không mang thai, vai trò chính của prolactin là kích thích bài tiết sữa (sản xuất sữa mẹ).
Câu 6: Chỉ số Prolactin bình thường là bao nhiêu?
Mức độ prolactin trong máu người khỏe mạnh bình thường: phụ nữ không mang thai và đàn ông khỏe mạnh bình thường là như sau:
Ở phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường, không có thai, mức độ prolactin trong máu là 127-637 µU/mL, ở phụ nữ có thai là 200 – 4500 µU/mL và ở phụ nữ mãn kinh là 30-430 µU/mL; còn ở nam giới bình thường là 98 – 456 µU/mL.
Đàn ông và phụ nữ không mang thai thường chỉ có lượng nhỏ prolactin trong máu. Tuy nhiên, mức độ prolactin cần phải được đánh giá dựa trên thời gian trong ngày mà chúng được thu thập. Các mức độ sẽ khác nhau trong khoảng thời gian 24-giờ, tăng trong khi ngủ và đạt đỉnh điểm vào buổi sáng. Lý tưởng nhất, mẫu máu thường được rút ra xét nghiệm ngay sau khi thức dậy, tốt nhất là sau khi đã được nghỉ ngơi yên lặng trong 30 phút, mặc dù vậy bác sĩ có thể có lý do riêng của mình để chỉ định làm xét nghiệm ở thời điểm khác.
Mức độ cao của prolactin (prolactin) là bình thường trong thời gian mang thai và sau khi sinh con, khi người mẹ cho con bú.
Câu 7: FSH là gì?
Hormone kích thích nang (FSH) được sản xuất bởi tuyến yên trong não. Kiểm soát sự sản xuất FSH là một hệ thống phức tạp liên quan đến các hormon được sản xuất bởi các tuyến sinh dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn), tuyến yên và vùng dưới đồi.
Ở phụ nữ: FSH kích thích sự tăng trưởng và trưởng thành trứng trong buồng trứng (nang) trong giai đoạn nang trứng của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được chia thành giai đoạn nang trứng và các giai đoạn hoàng thể, đặc trưng là sự tăng đột biến FSH và hóc môn luteinizing (LH) giữa chu kỳ. Rụng trứng xảy ra một thời gian ngắn sau khi hormone tăng giữa chu kỳ. Trong giai đoạn nang trứng, FSH kích thích nang trứng sản xuất estradiol, và hai kích thích tố phối hợp với nhau trong sự phát triển của nang trứng. Trong giai đoạn hoàng thể, FSH kích thích sự sản xuất progesterone. Cả hai estradiol và progesterone giúp tuyến yên kiểm soát lượng FSH . FSH cũng tạo điều kiện để buồng trứng đáp ứng với LH. Tại thời điểm mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động, FSH tăng.
Ở nam giới: FSH kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng trưởng thành và cũng thúc đẩy sản xuất các protein liên kết với androgen. Mức độ FSH tương đối ổn định ở nam giới sau tuổi dậy thì.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em: mức độ FSH tăng lên ngay sau khi sinh và sau đó giảm xuống mức rất thấp ở các bé trai 6 tháng và 1-2 tuổi ở nữ. Nồng độ bắt đầu tăng trở lại trước khi bắt đầu tuổi dậy thì và sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ phát.
Giá trị tham chiếu bình thường của FSH :
- Nam : 1.5 – 12.5 mU/mL;
- Nữ : Follicule phase : 3.5 – 12.5 mU/mL
Ovulation phase : 4.7 – 21.5 mU/mL
Luteral phase : 1.7 – 7.7 mU/mL
Post menaupause : 40 – 250 mU/mL
Câu 8: Niêm mạc tử cung là gì? Chất lượng niêm mạc tốt nhất để thụ thai?
Lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung, còn gọi là nội mạc tử cung, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như mang thai sau đó. Để dễ hình dung, bạn thử nhớ lại chu kỳ kinh nguyệt của mình nhé. Hàng tháng, dưới tác động của hormone sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển nhiều và dày lên, sẵn sàng làm tổ cho trứng đã thụ tinh.
Nếu sự thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể gây nên hiện tượng hành kinh. Còn nếu trứng về làm tổ, các hormone thai kỳ sẽ tác động làm lớp niêm mạc này dày hơn và thay đổi cấu trúc để phù hợp cho sự phát triển của phôi và nhau thai. Do đó, nếu độ dày của niêm mạc tử cung có bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai sau đó ngay cả khi đã thụ thai thành công.
Độ dày niêm mạc tử cung theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Giai đoạn đầu chu kỳ (sau khi sạch kinh): niêm mạc tử cung thường dày từ 3-4 mm
- Giai đoạn phát triển (giữa chu kỳ kinh nguyệt, gần thời gian rụng trứng): niêm mạc tử cung có độ dày khoảng 8-12 mm (đây là chất lượng niêm mạc tốt nhất cho thụ thai)
- Giai đoạn chế tiết (trước khi có kinh): niêm mạc tử cung dày khoảng 12-16 mm
Dựa vào độ dày của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt nói trên và kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được bạn có niêm mạc tử cung dày, mỏng hay bình thường.
Câu 9: Chất nhầy cổ tử cung là gì?
Chất nhầy cổ tử cung: Có hàng trăm tuyến trong nội mạc cổ tử cung sản sinh 20 – 60mg chất nhầy mỗi ngày và tăng lên 600mg xung quanh thời điểm rụng trứng. Nó có dạng quánh và dính, dai vì nó chứa một lượng lớn protein, hay còn được gọi là glycoprotein.
Mức độ keo dính và hàm lượng nước trong chất nhầy cổ tử cung thay đổi trong suốt chu kì kinh nguyệt; chất nhầy chứa 93% là nước và tăng lên 98% ở giữa chu kỳ. Những sự thay đổi này có chức năng giống như lớp chắn bảo vệ hoặc phương tiện vận chuyển tinh trùng. Nó cũng chứa các chất điện giải như canxi, muối natri và kali; các phần tử hữu cơ như gluco, amino axit và protein hòa tan; các khoáng chất gồm kẽm, đồng, sắt, mangan và selen; các axit béo tự do; các enzim như amylaza và prostaglandin (các axit béo không bão hòa). Tính bền vững của chất nhầy này được quyết định bởi sự ảnh hưởng của các hocmôn gồm estrogen và progesteron.
Khoảng giữa chu kỳ xung quanh thời điểm rụng trứng –giai đoạn nồng độ estrogen cao – các chất nhầy lỏng hơn cho phép tinh trùng bơi vào tử cung, đồng thời tính kiềm cũng cao hơn tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng tồn tại được. Lúc này, các chất điện giải cũng tăng lên, do đó khi quan sát mẫu chất nhầy khô dưới kính hiển vi, có thể thấy các phần tử muối lấp lánh. Chất nhầy có thể kéo ra được và tối ưu nhất xung quanh thời điểm rụng trứng.
Trong các thời điểm khác của chu kỳ, chất nhầy đặc lại và tính axit cao hơn do ảnh hưởng của hoc môn progesteron. Lúc này, chất nhầy đóng vai trò tạo màng chắn bảo vệ không cho tinh trùng bơi vào tử cung. Khi phụ nữ uống viên tránh thai thì chất nhầy cổ tử cung cũng đặc lại do tác động của progesteron. Chất nhầy đặc cũng ngăn các vi sinh vật tấn công thai nhi.
- Trong suốt những ngày bạn có khả năng thụ thai (ngay trước khi rụng trứng), chất nhầy cổ tử cung trông giống lòng trắng trứng gà. Nó có thể được kéo căng vài cm giữa ngón cái và ngón trỏ. Chính trong giai đoạn này tỉ lệ sống sót của tinh trùng là cao nhất. Tinh trùng có thể sống trong chất nhầy cổ tử cung tới 72 giờ, dài hơn nhiều so với sự sống sót nếu có mặt trong các thời gian khác của chu kì.
- Ngay sau khi rụng trứng là thời gian bạn có ít cơ hội mang thai nhất. Chất nhầy cổ tử cung sẽ giảm mạnh về số lượng, và bạn sẽ có cảm giác khô quanh âm hộ.
Với trường hợp ít hoặc không có chất nhầy cổ tử cung, hoặc chất nhầy cổ tử cung quá đặc ngăn cản tinh trùng gặp trứng gây khó khăn cho việc thụ thai bạn có thể sử dụng FertileCM hoặc FH BabyDance Fertility Lubricant (gel bôi trơn duy nhất an toàn với tinh trùng) để tăng chất nhầy cổ tử cung. Với trường hợp chất nhầy cổ tử cung quá đặc, sản phẩm sẽ làm loãng ra giúp tinh trùng gặp trứng dễ dàng hơn.
Câu 10: Kích thước trứng chuẩn để thụ thai?
Bình thường mỗi chu kỳ kinh có khoảng 20 nang noãn nguyên thủy phát triển.
Trong các nang noãn phát triển thì chỉ có một nang noãn được chọn lọc tiếp tục qua giai đoạn vượt trội trở thành nang noãn trưởng thành.
Sự chọn lọc này xảy ra vào ngày thứ 7 của chu kỳ, nang noãn kích thước 5,5 – 8mm, đến ngày thứ 8 -10 với kích thước nang noãn khoảng 13mm, khi nang noãn trưởng thành có kích thước 20 -28mm, nang noãn sẽ vỡ ra và phóng thích noãn di chuyển vào tai vòi để gặp tinh trùng và thụ tinh.
Câu 11: Tắc vòi trứng là gì?
Vòi trứng là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ. Vòi trứng có nhiệm vụ nối từ sừng tử cung tới buồng trứng, vòi trứng trung bình dài khoảng 10cm. Cả hai vòi trứng không chỉ đơn thuần tạo ra đường đi cho trứng vào trong buồng trứng mà các vòi này phải chuyển động để hỗ trợ cho trứng di chuyển bằng nhu động và cũng phải đủ dài để cho trứng có thời gian trưởng thành sau khi nó đã được thụ tinh trong đoạn bóng và trước khi nó sẵn sàng làm tổ trong tử cung. Vòi trứng với buồng trứng được gọi là “phần phụ” (các bộ phận dính vào) của tử cung.
Vòi trứng được chia làm 4 đoạn từ sừng tử cung đi ra: đoạn kẽ, đoạn eo, đoạn bóng, đoạn loa vòi trứng. Mỗi đoạn làm một chức năng khác nhau.
Vậy, tắc vòi trứng là gì? Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, cản trở sự di chuyển của trứng về tử cung gây ra khó thụ thai và nguy cơ vô sinh- hiếm muộn là rất cao nếu không được mổ thông tắc.
Câu 12: Chụp X quang buồng tử cung và vòi trứng (HSG) là gì ?
Đây là xét nghiệm đánh giá hai vòi trứng của người vợ có thông hay không và phát hiện những bất thường khác ở tử cung. HSG thường được thực hiện sau khi sạch kinh hoàn toàn khoảng 2 ngày.
Thủ thuật chụp buồng tử cung- vòi trứng cản quang này được thực hiện ở khoa X-quang, trong vòng khoảng 15-20 phút. Chất cản quang sẽ được bơm vào buồng tử cung qua cổ tử cung, và dưới áp lực đó chất cản quang sẽ chảy vào ổ bụng thông qua ống dẫn trứng. Và như thế, với kết quả bình thường thì sau chụp X-quang ta sẽ thấy hình ảnh của buồng tử cung, vòi trứng và thuốc cản quang trong ổ bụng.
Khi nào chụp HSG?
Trong điều trị vô sinh, HSG được thực hiện chủ yếu trong những trường hợp cần đánh giá độ thông thương của hai vòi trứng. HSG nên chụp cho những phụ nữ đến khám vô sinh mà có những yếu tố nguy cơ cao như: tiền căn bệnh lí, phẫu thuật vùng chậu (mổ ruột thừa vỡ, viêm phúc mạc, nhiễm trùng vùng chậu…), tiền căn đặt vòng, tiền căn điều trị huyết trắng, nạo sẩy thai…Chống chỉ định của chụp HSG: có thai, viêm nhiễm vùng chậu cấp, dị ứng với chất cản quang…
Thời điểm nào có thể chụp HSG?
HSG nên chụp trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, thường được chụp vào ngày 5-ngày 7 của chu kỳ.
Các triệu chứng có thể gặp sau chụp HSG: đau bụng, sốt, xuất huyết…có thể là triệu chứng của viêm vùng chậu cấp, bệnh nhân cần được thăm khám ở bác sĩ để có điều trị thích hợp và kịp thời.
Câu 13: Nội tiết tố nữ là gì?
Từ tuyến sinh dục của nữ giới, buồng trứng, hoocmon sinh dục được tiết ra chủ yếu là hai loại: hoocmon estrogen và hoocmon progesterone. Hoocmon estrogen thúc đẩy sự phát dục của cơ quan sinh dục nữ và giữ gìn những đặc trưng của giới tính nữ. Hoocmon progesterone có lợi cho quá trình biến hóa sinh lý khi mang thai của nữ giới. Ở phụ nữ: FSH kích thích sự tăng trưởng và trưởng thành trứng trong buồng trứng (nang) trong giai đoạn nang trứng của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được chia thành giai đoạn nang trứng và các giai đoạn hoàng thể, đặc trưng là sự tăng đột biến FSH và hóc môn luteinizing (LH) giữa chu kỳ. Rụng trứng xảy ra một thời gian ngắn sau khi hormone tăng giữa chu kỳ. Trong giai đoạn nang trứng, FSH kích thích nang trứng sản xuất estradiol, và hai kích thích tố phối hợp với nhau trong sự phát triển của nang trứng.
Trong giai đoạn hoàng thể, FSH kích thích sự sản xuất progesterone. Cả hai estradiol và progesterone giúp tuyến yên kiểm soát lượng FSH . FSH cũng tạo điều kiện để buồng trứng đáp ứng với LH. Tại thời điểm mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động, FSH tăng.
Câu 14: Chỉ số AMH (dự trữ buồng trứng) là gì?
AMH là từ viết tắt của Anti-Mullerian Hormone là glycoprotein trong cơ thể phụ nữ được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp với số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng. AMH được sản xuất nhiều nhất ở nang tiền hốc (preantral) và có hốc nhỏ dưới 4mm (antral), nghĩa là những nang noãn còn non và đang phát triển ở buồng trứng. Do đó, nồng độ AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại.
Nồng độ AMH sẽ cố định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh.
Câu 15: Kết quả AMH bình thường là bao nhiêu?
Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml (14,3 – 48,5 pmol/L). Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ buồng trứng đa nang.
Tiềm năng sinh sản của buồng trứng (AMH) |
Đơn vị tính PMOL/L |
Đơn vị tính NG/ML |
Mức cao |
> 48.5 |
> 6.8 |
Mức tối ưu nhất thụ thai |
28.6 – 48.5 |
4.0 – 6.8 |
Mức trung bình |
14.3 – 28.6 |
2.0 – 4.0 |
Mức thấp |
2.2 – 14.3 |
0.3 – 2.0 |
Mức rất thấp |
0 – 2.2 |
0 – 0.3 |
(Bảng: Chỉ số AMH - Dự trữ buồng trứng)
Hiện tại AMH được sử dụng để đánh giá dự trữ và đáp ứng buồng trứng trong khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Tiên lượng được những yếu tố này rất có lợi cho bệnh nhân. Phụ nữ có nồng độ AMH thấp thường là đáp ứng kém với thuốc kích thích buồng trứng và phải sử dụng rất nhiều thuốc để kích thích buồng trứng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu AMH nhỏ hơn 3, khả năng đáp ứng kém với thuốc khi kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm là rất cao và kết quả thành công bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngược lại nếu AMH cao, khả năng bị hội chứng quá kích buồng trứng sẽ rất cao.
Bản quyền thuộc về MedShop.vn 2015. Cấm mọi hình thức sao chép.
MẠNG XÃ HỘI