Vô sinh - Hiếm muộn
Vô sinh - Hiếm muộn
Các vấn đề với vô sinh thường gặp hơn nhiều so với hầu hết mọi người nghĩ. Có khoảng 15% các cặp vợ chồng gặp khó khăn khi thụ thai - bạn không phải là duy nhất! Bước đầu tiên để đối phó với các vấn đề vô sinh tiềm ẩn là hãy hiểu hơn về nó. Chúng tôi hi vọng các bạn sẽ thấy các bài báo đã sưu tập dưới đây có ích.
Tổng quan về vô sinh
Vô sinh được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau một năm tích cực cố gắng mang thai hay sau hai hoặc nhiều hơn hai lần xảy thai. Bất cứ lúc nào trên thế giới cũng có trên 90 triệu cặp vợ chồng cố gắng có thai. Trong số các cặp vợ chồng này, 1 trong 6 (17%) mắc phải các vấn đề vô sinh. Khi không có vấn đề vô sinh nào, một cặp vợ chồng trung bình giữa tuổi 29-33 có khoảng 20 đến 25% cơ hội mang thai trong 1 chu kì kinh nguyệt. Thật không may, khả năng này giảm mạnh từ 1/3 tới một nửa khi phụ nữ bước vào tuổi giữa 30 và đầu 40.
Tuổi tác:
Ngày nay, có khoảng 20% phụ nữ Mĩ có con đầu lòng vào tuổi sau 35, vì thế tuổi tác là nguyên nhân ngày càng phổ biến của vô sinh. Khi tuổi tăng lên, khả năng tạo ra trứng trưởng thành để thụ thai bị giảm sút, trứng yếu hơn, và ít có khả năng tạo phôi thai khỏe mạnh. Sự khỏe mạnh và số lượng của trứng thực tế cũng giảm sút và tăng nguy cơ xảy thai. Nếu bạn lo lắng về số lượng trứng vì tuổi tác của mình, có thể bạn cần kiểm tra nồng độ follicle Stimulating Hormone (FSH). FSH là hoóc-môn giúp kích thích sự sinh trưởng của trứng. Thông qua một xét nghiệm đơn giản, và xét nghiệm tại nhà bạn có thể xác định số lượng trứng của mình.
Giới tính:
Nhiều người không biết rằng vô sinh do vấn đề từ phụ nữ và đàn ông ngang bằng nhau. Ở phụ nữ, một số nguyên nhân gây vô sinh thường gặp nhất bao gồm:
- Rối loạn hoóc-môn PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang)
- Lạc nội mạc tử cung, tình trạng xảy ra khi mô niêm mạc tử cung được tìm thấy ngoài ổ tử cung.
- Giai đoạn hoàng thể ngắn - có thể là kết quả của sự tiết progesterone dưới mức bình thường, các hiện tượng bất thường và các nhân tố khác của tử cung.
Ở đàn ông, các nguyên nhân có thể là:
- Giảm tinh trùng, hay số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng thấp
- Vô tinh trùng - hiện tượng không có tinh trùng
- Tắc đường ống và và các hiện tượng bất thường về cấu trúc
- Rối loạn xuất tinh
Fairhaven Health hiểu rằng các vấn đề về vô sinh có thể làm những người muốn bắt đầu hoặc mở rộng gia đình mình rất buồn phiền. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi cố gắng mang thai, hiểu rõ các vấn đề vô sinh là cách tốt nhất để vượt qua các thử thách tiềm ẩn để thụ thai. Cho dù bạn có được chẩn đoán mắc một trong những rối loạn sức khỏe đã đề cập ở trên hay không, hoặc được cho là hoàn toàn khỏe mạnh, bạn đều có lựa chọn. Bạn có thể gặp chuyên gia để bàn bạc về sức khỏe sinh sản của mình và thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản. Đôi khi bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân vô sinh bằng cách cho thực hiện một bài kiểm tra tổng thể, bao gồm kiểm tra sức khỏe bộ phận và tiền sử sức khỏe và tình dục. Nếu không phát hiện ra vấn đề gì rõ ràng, như thời gian giao hợp không phù hợp hay không rụng trứng, khi đó, các xét nghiệm sẽ được thực hiện. Các xét nghiệm này có thể dẫn đến các khuyến cáo dùng thuốc kê đơn hoặc/và các phương pháp như IVF hay IUI. Thời gian gần đây càng có nhiều các cặp vợ chồng chọn các phương pháp tự nhiên thay vì thuốc kê đơn và các phương pháp đắt tiền hay can thiệp của y khoa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp điều trị tự nhiên như các sản phẩm bổ sung hỗ trợ sinh sản, châm cứu, và yoga, cùng với việc thực hiện các biện pháp giúp tối ưu hóa sức khỏe thể chất và dinh dưỡng có thể hỗ trợ các nỗ lực mang thai một cách đáng kể.
Hiểu chu kì kinh nguyệt của mình
Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình cố gắng mang thai là có hiểu biết thật tốt về chu kì kinh nguyệt của bạn (những điều xảy ra với cơ thể phụ nữ trong cả tháng), và vì thế có khả năng dự đoán ngày rụng trứng. Mặc dù cho rằng chu kì kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài 28 ngày, chu kì có thể dao động trong khoảng 24-35 ngày. Chu kì được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được gọi là giai đoạn trước rụng trứng (follicular phase), bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kì và kết thúc vào ngày trứng rụng. Giai đoạn thứ hai gọi là giai đoạn sau rụng trứng (luteal phase) bắt đầu từ ngày rụng trứng đến ngày đầu tiên của chu kỳ sau.
- Giai đoạn trước rụng trứng: Trong giai đoạn trước rụng trứng của chu kì, hoóc-môn sinh sản chuẩn bị sẵn sàng để trứng rụng. Trên thực tế chúng làm trưởng thành 15-20 quả trứng, số trứng này được lưu trữ trong buồng trứng. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn nang vì sự sinh trưởng và phát triển của trứng diễn ra bên trong nang - 1 túi nhỏ. Khi hoóc-môn đã làm trứng đủ chín, tuyến yên sẽ tiết ra hoóc-môn lutein hóa (LH tăng đột ngột). Sóng này giải phóng trứng từ nang chín nhất, quá trình này được gọi là sự rụng trứng. Thông thường, sự rụng trứng xảy ra quanh ngày 14 của chu kì.
- Giai đoạn sau rụng trứng: Giai đoạn sau rụng trứng (thường là ngày từ 14 đến 28) là thời gian từ khi trứng được phóng ra (sự rụng trứng) cho đến ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ sau. Giai đoạn này được đặt tên theo sự vỡ ra của nang buồng trứng khi trứng rời buồng trứng và trở thành thể vàng. Đó cũng là thời gian nó sản xuất hoóc-môn progesterone, hoóc môn này làm ấm cơ thể bạn để chuẩn bị cho việc mang thai. Chính xu hướng tiết progesterone làm ấm cơ thể này cho biết trứng đã rụng. Sự thay đổi nhiệt độ này được đo bằng cách sử dụng một nhiệt kế đo thân nhiệt cơ sở và dựng biểu đồ (được thảo luận trong Bảng dự đoán ngày rụng trứng và mang thai), nó cũng cho bạn biết khi nào cơ hội mang thai của bạn tạm qua lại. Sau vài tháng theo dõi, một đồ thị có chu kỳ sẽ hình thành và bạn sẽ biết khi nào sự thay này xảy ra. Nó cho bạn biết thời gian khả năng mang thai của bạn là tối đa.
Khoảng thời gian ngắn người phụ nữ có thể mang thai là vài ngày trước và trong thời kì rụng trứng. Mặc dù thời gian này khác nhau ở những phụ nữ khác nhau, trung bình, nó kéo dài khoảng 7 ngày, trong đó, 6 ngày trước ngày trứng rụng, và vào ngày trứng rụng. Độ dài chu kì không giống nhau giữa các phụ nữ, và ngày rụng trứng chính xác cũng vậy. Trong vòng 7 ngày có cơ hội mang thai, có một số ngày "cao điểm mang thai" nhất định (đó là một vài ngày trước rụng trứng). Xác định được những ngày này giúp tối ưu hóa cơ hội mang thai của bạn.
Chu kì không đều được định nghĩa là có sự khác nhau về độ dài chu kì giữa các tháng. Nhiều phụ nữ mong muốn có thai gặp khó khăn liên quan đến vấn đề chu kì không đều. Trên thực tế, khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chu kì không đều. Sẽ rất khó có thể lên kế hoạch mang thai và biết khi nào rụng trứng nếu không thể dự đoán được chu kì của bạn. Có một số lí do gây nên chu kì không đều. Một số trong số đó bao gồm:
- Tăng hoặc sút cân
- Bị căng thẳng nặng
- Dùng caffeine
- Dinh dưỡng kém
- Có bạn tình mới hoặc có thay đổi trong hoạt động tình dục
- Hút thuốc lá, uống rượu và/hoặc dùng ma túy
- Mới sinh con, xảy thai, hoặc nong, nạo thai
- Cho con bú
- Bị ốm
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Các hiện tượng bất thường ở dạ con bao gồm u nang và lạc nội mạc tử cung
Nếu bạn có chu kì không đều, bạn có thể cần loại bỏ những nguyên nhân gây chu kì không đều kể trên, hoặc gặp chuyên gia để kiểm tra chẩn đoán về hội chứng buồng trứng đa nang và các hiện tượng bất thường ở dạ con. Bạn cũng có thể thử các sản phẩm hỗ trợ sinh sản tự nhiên giúp điều hòa và cân bằng hoóc-môn như FertilAid for Women. Ngoài các vitamin và khoáng chất cần thiết, FertilAid còn chứa chasteberry - chất này thậm chí có thể có ích trong việc điều hòa hoóc-môn có liên quan đến các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang.
Dự đoán và lập biểu đồ ngày rụng trứng
Có rất nhiều cách giúp bạn dự đoán được ngày rụng trứng. Có chu kì đều là điều quyết định đầu tiên của ngày rụng trứng đều. Lập biểu đồ ngày rụng trứng cũng cho phép bạn dự đoán ngày rụng trứng, chỉ ra thời gian dễ mang thai nhất trong chu kì, từ đó tăng khả năng mang thai. Kiểm soát nhiệt độ, chất nhầy cổ tử cung, và thông qua việc sử dụng các dụng cụ giúp dự đoán ngày rụng trứng, người phụ nữ có thể biết cách xác định ngày mình có thể rụng trứng nhất.
Lập biểu đồ ngày rụng trứng
Thân nhiệt cơ sở là nhiệt độ cơ thể lúc tĩnh, không hoạt động. Thân nhiệt cơ sở thay đổi, hoặc nhiệt độ lúc tĩnh của cơ thể tăng, là dấu hiệu của rụng trứng. Ngay sau khi trứng rụng, thân nhiệt cơ sở sẽ tăng thông thường từ 0,5 đến 1,5 độ Fara (từ 0,25 đến 0,78 oC). Thân nhiệt cơ sở và các thay đổi của nó có thể được kiểm soát trong cả tháng nhờ việc lên biểu đồ với nhiệt kế Thủy tinh không thủy nhân hoặc nhiệt kế kĩ thuật số. Nhiệt độ cơ thể tăng vọt là do nồng độ hoóc-môn progesterone tăng đột ngột sau khi trứng rụng. Nhiệt độ tăng tạo ra một môi trường ấm và màu mỡ để trứng đã được thụ tinh làm tổ. Thời gian dễ thụ thai nhất là trong vòng hai hoặc ba ngày trước khi nhiệt độ cơ thể đạt mức cao nhất. Trong khi theo dõi thân nhiệt trong tháng không giúp bạn phát hiện chính xác thời gian rụng trứng, quy luật sau vài tháng lập biểu đồ sẽ là dấu hiệu tốt cho biết ngày rụng trứng và ngày dễ thụ thai nhất. Để đảm bảo độ chính xác khi sử dụng nhiệt kế cơ sở, bạn phải đo thân nhiệt trước khi làm bất cứ việc gì vào buổi sáng, và vào thời điểm giống nhau giữa các buổi sáng. Cần đo nhiệt độ trước khi hoạt động bởi vì hoạt động sẽ làm cho thân nhiệt tăng lên, dễ gây ra những kết luận nhầm lẫn về nhiệt độ cơ thể.
Chất nhầy cổ tử cung
Cùng với việc lập biểu đồ thân nhiệt cơ sở , kiểm soát độ đặc và lượng chất nhầy cổ tử cung là một cách tốt để biết về cơ hội mang thai tối ưu của bạn. Có chất nhầy cổ tử cung khỏe mạnh là điều tối quan trọng với những phụ nữ đang cố gắng có thai. Chất nhầy cổ tử cung khỏe mạnh là con đường để tinh trùng di chuyển đến ống dẫn trứng. Thành tử cung cũng cần phải khỏe mạnh để tinh trùng bám vào. Xem FertileCM để biết thêm thông tin về chất nhầy cổ tử cung và tầm quan trọng về số lượng và chất lượng của nó. Ở mỗi chu kì tiến gần ngày rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung sẽ tăng về số lượng và thay đổi về độ đặc, trở nên trơn như lòng trắng trứng và bán trong suốt. Điều này cho biết sự thay đổi về hoóc-môn dẫn đến rụng trứng. Một khi bạn đã quen với độ đặc của chất nhầy cổ tử cung của mình, bạn sẽ có thể hiểu được thời gian mình có khả năng thụ thai nhiều nhất, đó là khi chất nhầy cổ tử cung trở nên trơn và có thể kéo giãn. Cách được khuyến cáo để kiểm tra chất nhầy cổ tử cung là bạn hãy đưa ngón tay sạch vào trong âm đạo rồi nhẹ nhàng ngoáy ngón tay quanh cổ tử cung.
- Trước khi rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung khá khô và có có số lượng ít nhất trong chu kì. Khi gần đến ngày rụng trứng, nó trở nên dính và khá co giãn, và có màu trắng hoặc màu kem. Ở thời điểm này, bạn có thể kéo chất nhầy cổ tử cung giữa ngón cái và ngón trỏ khoảng 1 cm trước khi nó đứt.
- Trong suốt những ngày bạn có khả năng thụ thai (ngay trước khi rụng trứng), chất nhầy cổ tử cung trông giống lòng trắng trứng gà. Nó có thể được kéo căng vài cm giữa ngón cái và ngón trỏ. Chính trong giai đoạn này tỉ lệ sống sót của tinh trùng là cao nhất. Tinh trùng có thể sống trong chất nhầy cổ tử cung tới 72 giờ, dài hơn nhiều so với sự sống sót nếu có mặt trong các thời gian khác của chu kì.
- Ngay sau khi rụng trứng là thời gian bạn có ít cơ hội mang thai nhất. Chất nhầy cổ tử cung sẽ giảm mạnh về số lượng, và bạn sẽ có cảm giác khô quanh âm hộ.
Các công cụ và bộ kit dự đoán ngày rụng trứng
Xét nghiệm rụng trứng LH (kit dự đoán ngày rụng trứng, hay OPK) được thiết kế để phát hiện sự tăng LH đột ngột - diễn ra ngay trước ngày rụng trứng. Điều này sẽ giúp bạn xác định thời gian giao hợp vào những ngày có cơ hội mang thai cao nhất. OPK là các xét nghiệm nước tiểu được thiết kế dưới dạng giấy thử hay que thử, có thể mua các sản phẩm này ở quầy thuốc hoặc trên mạng Internet. Bạn sẽ nhận thấy kết quả dương tính khi chuẩn bị rụng trứng và điều này cho biết cơ hội mang thai tối ưu.
Kính hiển vi kiểm tra rụng trứng qua nước bọt là một cách dự đoán chính xác ngày rụng trứng khác. Khoảng 3 ngày trước khi rụng trứng, khi quan sát dưới kính hiển vi, nước bọt của phụ nữ bắt đầu có dạng giống cây dương xỉ. Đó là do nồng độ hoóc-môn estrogen tăng lên. Các thiết bị dự đoán ngày rụng trứng qua nước bọt như Fertile-Focus Ovulation Microscope cho biết ngày có cơ hội mang thai cao nhất và rất dễ sử dụng. Thông thường, chúng có hình thức nhỏ gọn, và có thể mang theo, ngoài ra chúng có thể được sử dụng cho bao nhiêu lần kiểm tra tùy thích. Nó hoạt động bằng cách chấm một chút nước bọt lên ống kính vào buổi sáng trước khi ăn, uống, hay đánh răng, và để khô khoảng 5 phút trước khi quan sát mẫu có hình dạng giống cây dương xỉ.
Ngoài OPK và kính hiển vi dự đoán ngày rụng trứng, có rất nhiều thiết bị điện tử dự đoán rụng trứng cũng có sẵn. Các thiết bị này khác nhau về giá thành và chức năng nhưng đều được thiết kế để dự đoán chính xác ngày rụng trứng và các ngày dễ mang thai nhất. Các thiết bị dự đoán ngày rụng trứng bằng cách xác định nồng độ estrogen và/hoặc LH có trước khi trứng rụng.
Các dấu hiệu mang thai đầu tiên
Đối với nhiều phụ nữ, dấu hiệu mang thai đầu tiên là mất kinh. Các phụ nữ khác có thể nhận ra những dấu hiệu khó thấy hơn trước khi thấy mất kinh rất lâu. Sự tồn tại của các dấu hiệu này rất khác nhau giữa các phụ nữ- một số không bao giờ trải qua hay nhận ra bất kì dấu hiệu nào. Các triệu chứng có thể giống với hội chứng tiền kinh và bao gồm:
- Xuất huyết làm tổ: Sau khi thụ thai 6-12 ngày, trứng tự làm tổ vào thành tử cung. Điều này đôi khi sẽ làm xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo với số lượng nhỏ. Nó có thể kèm theo hiện tượng hơi đau vùng bụng hoặc vùng lưng.
- Mất kinh: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất khi mang thai. Mất kinh là dấu hiệu tốt nhất cho biết bạn đã mang thai, nhưng lại khó khẳng định hơn đối với những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt không đều. Nếu bạn có chu kì không đều, và nghĩ rằng mình có thể đã có thai, bạn nên tiến hành một xét nghiệm mang thai, mặc dù có thể bạn sẽ cần thực hiện nhiều xét nghiệm hơn so với những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn.
- Thân nhiệt cơ sở: Một dấu hiệu cho biết mang thai khác là thân nhiệt cao hơn thân nhiệt cơ sở thông thường (thân nhiệt khi cơ thể ở trạng thái tĩnh).
- Ngực căng, tức, khó chịu: Ngay sau khi thụ thai được 2 tuần, các thay đổi về hoóc-môn có thể làm cho ngực bạn đau, tức, khó chịu, đối với một số phụ nữ, tình trạng này còn bao gồm cảm giác đầy và nặng hơn.
- Táo bón: Khi mới mang thai, nồng độ hoóc-môn tăng lên sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và nhu động ruột để cơ thể có thể hấp thu càng nhiều càng tốt các vitamin và chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu bạn bị táo bón, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc bán không cần kê đơn vì một số loại có thể có hại cho thai nhi.
- Sự thèm ăn: Khi mới mang thai, một số phụ nữ cảm thấy chán ăn, nhưng một số khác lại thấy thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
- Đi tiểu thường xuyên: Trước khi thấy mất kinh, phụ nữ mang thai cho biết họ phải đi tiểu tiện nhiều hơn mức bình thường. Điều này xảy ra sau khi trứng đã làm tổ trong tử cung và bắt đầu sản xuất ra hoóc-môn thai nhi gọi là hCG - chất này khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
- Mệt mỏi: Hầu hết phụ nữ thấy mệt hơn đáng kể trong ba tháng thai kì đầu tiên. Đó có thể là do nồng độ hoóc-môn progesterone tăng lên. Trong thời gian đầu của thai kì, nồng độ hoóc-môn progesterone tăng lên rất nhanh. Đến một nồng độ nào đó, progesterone có thể gây buồn ngủ. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo dùng vitamin B12 để bổ sung năng lượng. Mệt mỏi thường là triệu chứng thường thấy trong quý đầu của thai kì, và sẽ giảm dần trong thời gian sau đó.
- Buồn nôn và nôn: Cũng được gọi là "ốm vào buổi sáng". Triệu chứng được nhiều người biết đến này thường xuất hiện giữa tuần 1 và tuần 8 sau khi thụ thai. Nhiều phụ nữ thấy buồn nôn vào các thời điểm khác nhau trong ngày - cảm giác ốm người không chỉ vào buổi sáng. Một số phụ nữ mang thai may mắn khi không hề phải đối mặt với tình trạng này, trong khi số khác thấy buồn nôn trong suốt hầu hết thai kì.
Có thể bạn đã nghe nói có những phụ nữ mang thai "có thể biết ngay" khi mình có thai. Bạn có thể trải qua các hiện tượng như thay đổi tâm tính, mệt mỏi, hay các dấu hiệu khác ở mức độ rất nhẹ, và chỉ biết rằng có sự thay đổi nào đó bên trong cơ thể mình đang diễn ra. Thay đổi hoóc-môn có thể không được nhận thấy bởi rất nhiều phụ nữ, trong khi số khác lại rất nhạy cảm đối với các thay đổi dù là nhỏ nhất. Hãy lắng nghe cơ thể, chú ý đến các dấu hiệu kể trên, và thực hiện xét nghiệm mang thai và/hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ bạn đã có thai.
Dinh dưỡng và sức khỏe sinh sản
Sống khỏe mạnh luôn luôn quan trọng đối với sức khỏe nói chung, nhưng khỏe mạnh về thể chất và tinh thần có vai trò đặc biệt quan trọng khi bạn đang cố gắng mang thai. Sức khỏe tốt bao gồm chế độ ăn uống và dinh dưỡng, luyện tập, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nâng cao sức khỏe của bạn
Ăn uống khỏe mạnh. Hãy ăn nhiều rau quả để tối ưu hóa khả năng sinh sản. Hãy chọn mua các loại rau sáng màu như ớt đỏ, rau nhiều lá có màu xanh đậm, và cải xoăn. Ăn cả rau và hoa quả, nên ăn 2 tách trái cây và 3 tách rau mỗi ngày. Chú ý đến các loại thức ăn giàu calo và chất béo - chúng sẽ hạn chế khả năng đạt được sức khỏe sinh sản tối ưu.
Duy trì cân nặng tốt nhất - không béo không gầy. Lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều, hoặc không đủ, có thể làm chu kì kinh nguyệt không đều và ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Nếu bạn thừa cân, một chế độ luyện tập sẽ đẩy nhanh khả năng thực hiện các hoạt động của cơ thể, và làm tăng lượng máu chảy đến hệ sinh sản, từ đó giúp khuyến khích rụng trứng đều đặn và cân bằng hoóc-môn.
Ngủ ngon. Một trong những hệ thống quan trọng nhất của cơ thể, hệ thống nội tiết, sẽ không hoạt động tốt nếu cơ thể không có thời gian ngủ thích hợp. Điều này có thể làm tăng nghiêm trọng cơ hội vô sinh vì hệ thống nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình rụng trứng.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Khi đang cố gắng mang thai, bạn nên dùng loạivitamin tiền sảnhoặc lí tưởng hơn là sản phẩm hỗ trợ sinh sản FertilAid. Ngoài các vitamin và khoáng chất khác bạn cũng nên dùng axit folic. Axit folic đã được chỉ ra rằng không chỉ làm giảm nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh như hở cột sống mà còn giúp giảm các khuyết tật khác như bệnh tim bẩm sinh. Các nhà khoa học đặc biệt khuyến cáo phụ nữ tăng lượng axit folic hấp thụ vào cơ thể thậm chí trước khi cố gắng mang thai. Axit folic là một vitamin B tan trong nước - điều đó có nghĩa là nó không dự trữ lâu trong cơ thể, vì thế, cần dùng hàng ngày và đều đặn.
Ngoài vitamin tiền sản, các bác sĩ cũng khuyến cáo dùng bổ sung omega-3 khi đang mong muốn có thai (và trong thời gian mang thai). Các axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của con người, nhưng lại không được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể. Điều này có nghĩa là Omega-3 phải được tổng hợp từ thức ăn, đặc biệt là từ thực phẩm có nguồn gốc thủy sản, dầu (như dầu hạt lin), hay các thực phẩm bổ sung. Các axit béo Omega-3 là nhân tố dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức khỏe khi mang thai. Tuy nhiên, không giống với axit folic - chất được nhiều người biết đến vì các lợi ích với mang thai và tiền mang thai trong phòng tránh các dị tật thai nhi thường gặp, giá trị to lớn của các axit béo Omega-3 chỉ mới trở nên rõ ràng trong các nghiên cứu dinh dưỡng - và đối với dư luận trong thời gian gần đây. Vì thế, rất ít phụ nữ đang cố có thai biết nhiều về Omega-3.
Hỗ trợ bằng thảo dược
Các tác dụng giúp nâng cao khả năng mang thai của thảo dược thường được xem xét rất kĩ. Chasteberry hay vitex (vitex agnus-castus) là thảo dược hỗ trợ sinh sản đã được loài người sử dụng từ rất lâu. Từ thời Hy Lạp cổ đại, vitex agnus castus đã được biết đến vì các đặc tính y dược của nó, đồng thời đã được dùng để chữa trị cho rất nhiều vấn đề sức khỏe. Và trong rất nhiều thế kỉ phụ nữ châu Âu đã dùng vitex để cải thiện khả năng mang thai của mình, đồng thời điều trị các triệu chứng liên quan đến hiện tượng mất cân bằng hoóc-môn, bệnh về da, hay PMS.
Gần đây hơn, khoa học đã kiểm định các đặc tính nâng cao khả năng sinh sản của loại thảo dược tích cực này. Vitex đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu y học là có thể giúp kích thích và ổn định các hoóc-môn sinh sản đóng vai trò quan trọng đến sự rụng trứng, cân bằng chu kì, và điều hòa kinh nguyệt. Các nghiên cứu này cũng đưa ra bằng chứng cho thấy sự tăng đáng kể về khả năng sinh sản trong số những phụ nữ dùng vitex, có nhiều người mang thai hơn so với các nhóm kiểm soát dùng giả dược. Xem các nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của vitex tại đây.
Ngày nay, số lượng các cặp vợ chồng đang cố gắng mang thai, quay về dùng các phương pháp chữa trị vô sinh tự nhiên, nhiều hơn bao giờ hết. Đã được khoa học kiểm chứng, các sản phẩm hỗ trợ sinh sản đang nâng cao đáng kể tỉ lệ mang thai và mang đến một lựa chọn thay thế, có lợi cho sức khỏe, bên cạnh các phương pháp hỗ trợ sinh sản truyền thống như thuốc kê đơn và/hoặc các phương pháp điều trị vô sinh như IVF.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các phương pháp giảm căng thẳng như yoga có thể làm tăng cơ hội mang thai. Có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện về sự liên quan giữa căng thẳng, chức năng sinh lí, và tỉ lệ mang thai. Người ta khuyến nghị rằng yoga giúp giảm mức độ căng thẳng và tăng tuần hoàn, hỗ trợ sự lưu chuyển của máu và các chất dinh dưỡng quan trọng tới các cơ quan sinh sản.
Những điều cần tránh
Tránh căng thẳng. Có lối sống không căng thẳng là một phần giúp đạt sức khỏe tối ưu. Thật không may, căng thẳng lại thường xuyên xảy ra khi bạn không thể thụ thai. Trong khi sự lo lắng do nỗ lực để có con là có thật và có thể hiểu được, căng thẳng cần phải được giảm đi để cải thiện sức khỏe sinh sản. Để tối ưu hóa cơ hội có thai, cơ thể bạn phải ở trong tình trạng sức khỏe tốt nhất! Xem thêm thông tin về yoga sinh sản và châm cứu đã được chứng minh là các phương pháp giúp giảm căng thẳng và tối ưu hóa khả năng mang thai ở trên.
Không hút thuốc hay uống rượu khi đang cố gắng mang thai. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc có thể làm hại sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Uống rượu có thể thay đổi nồng độ estrogen và can thiệp vào quá trình trứng làm tổ, đồng thời làm tổn thương nghiêm trọng phôi thai khi đã thụ thai thành công. Có rất nhiều lý do khác để khuyên bạn không hút thuốc hay uống rượu khi đang cố gắng có thai, tất cả đều giúp chứng minh trên thực tế là cả hai hoạt động đều làm giảm nghiêm trọng cơ hội mang thai của bạn. Người ta đã phát hiện rằng phụ nữ uống rượu thường xuyên trong khi cố gắng mang thai tự làm giảm 50% cơ hội có con của mình.
Tránh dùng caffeine khi đang cố gắng có thai. Mặc dù các kết quả nghiên cứu vẫn chưa thống nhất liệu caffeine có hạn chế cơ hội mang thai hay không, hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên dùng ít caffeine khi đang mong muốn có thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine cũng có thể gây xảy thai. Mặc dù ý kiến của các chuyên gia không giống nhau về vấn đề này, cách tốt nhất là hãy lựa chọn an toàn và dùng ít caffeine.
Một số thuốc kê đơn và không kê đơn có thể gây khuyết tật thai nhi. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.
MẠNG XÃ HỘI