10 September, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên The Lancet Planetary Health, tiếp xúc lâu dài với vật chất hạt mịn ngoài trời (PM 2.5) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn.
TS Perry Hystad, Đại học Bang Oregon và các đồng nghiệp đã đánh giá việc tiếp xúc lâu dài với PM 2.5 ngoài trời và bệnh tim mạch ở 157.436 người lớn (từ 35 đến 70 tuổi) sống ở 21 quốc gia có thu nhập cao, trung bình, và các nước có thu nhập thấp (từ ngày 1/1/2003 đến ngày 14/7/2018).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong thời gian theo dõi trung bình là 9,3 năm, có 9.996 ca tử vong, trong đó 3.219 ca được cho là do bệnh tim mạch. Tại thời điểm ban đầu, PM 2.5 trung bình trong ba năm là 47,5 µg / m³. Các nhà khoa học phát hiện, PM 2.5 tăng 10 µg / m³ có liên quan đến tăng nguy cơ biến cố bệnh tim mạch (tỷ lệ nguy cơ HR: 1,05), nhồi máu cơ tim (HR, 1,03), đột quỵ (HR, 1,07) và tử vong do bệnh tim mạch (HR, 1,03). Đối với các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình (LMIC) và các cộng đồng có chỉ số PM 2.5 cao, nồng độ (> 35 µg / m³), kết quả tương tự.
Theo các tác giả, ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ toàn cầu quan trọng đối với bệnh tim mạch và cần giảm nồng độ ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở LMIC, nơi mức độ ô nhiễm không khí cao nhất.
Bích Ngọc
(Theo Drug 9/2020)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Những loại thực phẩm giàu magie giúp giảm huyết áp
Thai phụ cần lưu ý gì để phòng COVID-19?
Giảm ham muốn, nỗi niềm không của riêng ai...
Đánh giá