17 October, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Lê Thu Hiền (Tuyên Quang)
Về việc tay chân lạnh vào mùa đông, khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính dẫn đến tay chân lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc dẫn đến quá trình lưu thông máu không tốt. Bạn nên đi khám tổng quát để tìm nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Để chân tay không còn lạnh buốt, ngoài việc điều trị nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau: cần giữ ấm tay chân, đặc biệt là đôi chân bằng các loại tất, găng tay giữ ấm và thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không để chân, tay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh.
Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 - 15 phút. Sau đó, lau khô thật nhanh bằng khăn mềm.
Không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
Tập thể dục hằng ngày để tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bạn.
Mùa đông nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo để cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, từ đó sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể. Nên bổ sung những thực phẩm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó.
Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy. Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axit amin để giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng.
BS. Thanh Xuân
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Triệu chứng ung thư cổ tử cung chị em cần biết
Bạn biết gì về ngày thứ 14 hân hoan
6 loại vitamin không thể thiếu cho đôi mắt
5 thay đổi lối sống giúp kiểm soát bệnh lạc nội mạc tử cung
Đánh giá