08 May, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Chúng ta đang bước vào một xã hội ngày càng nhanh hơn với nhiều áp lực hơn, cùng với đó là tình trạng nghiện mạng xã hội và mức độ giao tiếp đòi hỏi sự sẵn sàng 24/7.
Nói như nhà viết kịch đồng thời là nhà văn Thomas Dekker, “giấc ngủ là sợi xích vàng gắn kết sức khỏe và cơ thể chúng ta lại với nhau”.
Chúng ta đang bước vào một xã hội ngày càng nhanh hơn với nhiều áp lực hơn, cùng với đó là tình trạng nghiện mạng xã hội và mức độ giao tiếp đòi hỏi sự sẵn sàng 24/7.
Những tác dụng phụ của môi trường này là nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó thư giãn hơn, chế độ ăn tùy tiện hơn và thậm chí còn xuất hiện cụm từ “FOMO”, hay nỗi sợ bỏ lỡ điều gì đó.
Nhưng đồng thời ngay cả khi khó chợp mắt, chúng ta vẫn phải vật lộn để không bị ngủ gật.
Ngủ kém tác động đến tâm trạng và sự tập trung.
Chu kỳ ngủ
Trong khi ngủ, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể giảm xuống cùng với những thay đổi phức tạp xảy ra trong não.
Giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ là chuyển động mắt không nhanh, xảy ra theo 3 giai đoạn ngày càng sâu dần.
Giai đoạn một và hai là giấc ngủ lơ mơ mà chúng ta có thể dễ dàng bị đánh thức.
Giai đoạn thứ ba là giấc ngủ hơn và chúng ta khó đánh thức hơn nhưng có thể cảm thấy mất phương hướng nếu bị đánh thức.
Giai đoạn bốn được gọi là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, là thời điểm giấc mơ diễn ra. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút và cần có cả 4 chu kỳ để thức dậy với cảm giác sảng khoái.
Giấc ngủ được kiểm soát chủ yếu bởi nhịp sinh học, đó là đồng hồ bên trong cơ thể và chu kỳ 24 giờ điều khiển cả các quá trình sinh học và sinh lý.
Nó dự đoán những thay đổi môi trường cho phép cơ thể thích nghi và chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng.
Khi đồng bộ, bạn sẽ tự nhiên thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, điều này giải thích cho những khoảnh khắc kỳ lạ đó khi mà bạn thức dậy ngay trước khi chuông báo thức tắt.
Sau khi tỉnh táo khoảng 15 giờ, áp lực phải ngủ sẽ trở nên lớn hơn khi sự mệt mỏi bắt đầu và với sự khởi đầu của đêm tối, nhịp sinh học giảm xuống mức thấp nhất để giúp duy trì giấc ngủ.
Có bằng chứng cho thấy rằng giấc ngủ tự nhiên hoàn hảo là ngủ khoảng 4 tiếng sau đó thức dậy và ngủ thiếp đi thêm một vài tiếng nữa, đặt câu hỏi về quan điểm cho rằng cần giấc ngủ liên tục 8 tiếng để thức dậy với cảm giác sảng khoái.
Vấn đề có thể xảy ra khi bạn thức giấc sau 4 tiếng và không ngủ lại được, đó là trường hợp đối với những người bị chứng mất ngủ.
Lo lắng liên quan đến việc không thể ngủ lại càng dẫn đến mất ngủ, nên thay vì nằm trên giường nhìn chằm chằm lên trần nhà, có lẽ tốt hơn là ngồi dậy, pha một thứ đồ uống nóng nào đó và ngồi lặng lẽ trong ánh sáng lờ mờ, có thể đọc hoặc viết ra những ý tưởng, những căng thẳng hoặc những vấn đề để giúp rũ sạch tâm trí và giúp bạn sẵn sàng ngủ lại.
Chúng ta là một xã hội không ngủ đủ điển hình
Ý tưởng nghỉ ngơi và ngủ đôi khi được xem là không quan trọng. Nhiều người làm việc ngày đêm để chứng tỏ năng lực, và tận dụng mọi thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu của mình.
Việc thừa nhận cảm giác mệt mỏi đôi khi được xem là dấu hiệu của sự yếu đuối nhưng về lâu dài, sức mạnh và sức bền đến từ khả năng “tắt điện” và cho phép bản thân hồi phục cuối cùng sẽ giúp bạn đạt được cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, trong khi vẫn giữ được sức khỏe tốt.
Tại sao bạn thực sự cần một giấc ngủ ngon - và không bao giờ nên làm việc quá sức
Trong khi ngủ, não sẽ xử lý thông tin, cơ và khớp phục hồi sau quá trình sử dụng liên tục trong ngày, sản xuất hoóc-môn tăng trưởng tăng lên và protein được bổ sung trong tất cả các bộ phận của cơ thể.
Ngủ kém tác động đến tâm trạng, sự tập trung và tỉnh táo, và thiếu ngủ trong thời gian dài có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Leeds cho thấy những người thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng nhiều khả năng có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn và tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì.
Không ngủ đủ giấc được tạo ra sự mất cân bằng trong các hormon điều chỉnh sự thèm ăn và cách cơ thể phá vỡ và sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo thành năng lượng.
Những hoóc-môn này bao gồm leptin (điều chỉnh thèm ăn), ghrelin (kích thích sự thèm ăn) và insulin (điều hòa đường huyết).
Tác động của các hoóc-môn này đến sự thèm ăn và thừa cân có thể dẫn đến năng lượng thấp và làm giảm động lực cho hoạt động thể chất càng đặt nền móng cho bệnh béo phì.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ trầm cảm
Ái kỷ - Một bệnh tâm lý dễ bị bỏ sót
Đề phòng say nắng, say nóng mùa hè
Đầy bụng sau một bữa ăn nhỏ: Khắc phục thế nào?
Đánh giá