24 May, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Việc trẻ thỉnh thoảng bị nhiễm trùng tai đã đủ tồi tệ nhưng nếu bé bị các chứng bệnh mãn tính hay tái phát nhiễm trùng tai mà không dứt thì sao? Hãy tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi nan giải về đau tai dưới đây nhé.
Có lẽ hẫu hết các bạn đều biết về các triệu chứng của bênh: tâm trạng cáu kỉnh, các triệu chứng cảm lạnh (chảy mũi, sốt nhẹ), kéo tai, chán ăn và khó ngủ. Vâng, có lẽ bạn chứng kiến đứa con bé bỏng của mình bị nhiễm trùng tai 1 hoặc 2 lần (ít nhất là vậy) và có thể bạn dễ dàng giải quyết vấn đề. Song bạn sẽ làm gì khi con tiếp tục bị nhiễm trùng tai sau khi đã mắc? Bạn làm thế nào để xử lý và giải tỏa đau đớn cho con mình? Các câu trả lời dưới đây có thể hữu ích cho bạn.
Chính xác nhiễm trùng tai là gì?
Có một vài loại nhiễm trùng tai nhưng loại phổ biến nhất – thuật ngữ chuyên môn là viêm tai giữa cấp – thường phát triển cùng với một cơn cảm lạnh hay các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, khi lớp niêm mạc của ống tai (ống nối tai giữa tới mũi và phía sau họng) bị sưng tấy và tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này khiến cho dịch tích tụ trong tai giữa sau thính giác, tạo nên ổ vi khuẩn. CHính vì lí do này, thỉnh thoảng trẻ có thể bị đau tai và mất thính giác tạm thời do dịch bị tắc bên trọng tạo áp lực lên thính giác; cũng có khi trẻ bị sốt do cơ thể phải chống lại ổ viêm này. Lưu ý rằng bên trong tai giữa của trẻ cũng có thể tồn tại dịch dư không phải dịch trở nên bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ tại Mỹ. Trẻ nhỏ có xu hướng dễ mắc bệnh hơn trẻ lớn và người trưởng thành vì ống tai của trẻ ngắn và nhỏ hơn khiến dịch dễ dàng bị tồn đọng, tích tụ và gây viêm hơn. Hầu hết trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tai ít nhất 1 lần trước khi lên 2.
Mắc nhiễm trùng tai bao nhiêu lần được coi là quá nhiều?
Bị nhiễm trùng tai 1 – 2 lần mỗi năm là bình thường (không bao giờ là thú vị để điều trị nhưng dù sao vẫn bình thường). Nhưng nếu bé bị 3 lần trong 6 tháng hay 4 lần 1 năm thì coi như bị mãn tính. Nguyên nhân có thể do lần viêm trước không được làm sạch hoàn toàn và bị kéo dài hoặc cũng có thể là đợt bội nhiễm mới riêng rẽ.
Tại sao trẻ tập đi có thể bị nhiễm trùng tai mãn tính?
Không ai biết chính xác tại sao đứa trẻ này dễ bị bệnh hơn đứa trẻ kia- hay tại sao một đứa trẻ lại bị viêm kéo dài – tuy nhiên các yếu tố sau đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Đi lớp mầm non. Những trẻ đi lớp mầm non thương bị tiếp xúc với nhiều vi trùng và các loại bọ hơn trẻ không đi.
- Sống chung với người hút thuốc lá. Vẫn chưa rõ ràng tại sao hút thuốc bị động lại tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai, song phơi nhiễm với khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của trẻ và làm trẻ dễ bị tổn thương. Cũng có khả năng, các chất kích thích trong thuốc lá khiến tai trẻ khó làm sạch ổ viêm.
- Gia đình có lịch sử bị nhiễm trùng tai.
- Dị ứng. Chứng dị ứng có thể khiến cho đường hô hấp trên và ống tai bị viêm hoặc kích thích.
- Anh chị em ruột. Nếu có anh chị em ruột bị bệnh nghĩa là môi trường trong nhà sẽ có nhiều vi trùng hơn.
- Sống ở vùng có mùa đông kéo dài. Những trẻ sống tại vùng thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ thường đứng trước nguy cơ bị nhiễm trùng tai.
- Giới tính. Trẻ trai thường hay mắc bệnh hơn trẻ gái mặc dù các chuyên gia không biết được lí do tại sao.
- Tuổi tác. Trẻ dưới 18 tháng tuổi thường hay mắc bệnh hơn trẻ lớn vì trẻ sơ sinh và trẻ tập đi còn nhỏ hệ thống miễn dịch còn kém phát triển hơn và ống tai nhỏ hơn.
- Các vấn đề sức khỏe khác. Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch của trẻ giảm sút khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm trùng tai.
- Trẻ sinh non. Trẻ sih non dễ bị nhiễm trùng tai hơn các trẻ khác.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng tai.
Những năm gần đây, các bác sĩ cắt giảm việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh về tai. Một lí do là vì nhiễm trùng tai do virut (đối ngược với vi khuẩn) gây ra sẽ không đáp ứng kháng sinh. Hơn nữa, hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai thường sẽ tự sạch mà không cần thuốc chỉ sau 2, 3 ngày và việc cho trẻ dùng quá nhiều kháng sinh sẽ dẫn tới nguy cơ kháng thuốc khi cơ thể thực sự cần. Thêm nữa, việc lạm dụng kháng sinh sẽ càng góp phần tạo ra các siêu vi trùng không thể điều trị trong cộng đồng.
Việc mà hầu hết các bác sĩ đang làm hiện giờ là đợi và xem tiến triển của nhiễm trùng tai – nghĩa là họ sẽ không kê kháng sinh khi trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng tai đầu tiên để xem xét liệu tình trạng có tự cải thiện được không. Các bác sĩ nhi khoa thường gợi ý cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau (lưu ý không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Đôi khi, việc dùng kháng sinh lại cần thiết – đặc biệt khi nhiễm trùng trở nên trầm trọng – vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm phương án tốt nhất cho con mình.
Cách điều trị viêm tai mãn tính hay viêm tai tái phát
Các bác sĩ khác nhau sẽ có những chuẩn mực khác nhau để xác định phương pháp điều trị đối với nhiễm trùng tai mãn tính và mỗi trường hợp lại có tính riêng biệt. Thường thì bươc đầu tiên trong điều trị đau tai vẫn là đợi và quan sát hoặc dùng kháng sinh. Nếu kháng sinh không giải quyết được, cơn đau tai tích tụ hoặc quay trở lại, các bác sĩ sẽ gợi ý làm phẫu thuật để làm thông thoáng và bình thường hóa áp lực trong tai giữa bằng cách đặt ống để dịch trong tai chảy ra ngoài. Tiến trình này được thực hiện bởi chuyên gia về tai mũi họng. Sau 12 tháng, ống đặt màng nhĩ sẽ tự chui ra ngoài. Những ống này cung cấp giải pháp tạm thời tới khi trẻ không còn xu hướng phát triển nhiễm trùng tai.
Bác sĩ của bạn cũng có thể sẽ gợi ý tớ việc cắt hạch vòm họng. Đây là mô bạch huyết nằm ở phía sau mũi ở phần trên của cổ họng, và có thể chặn ống tai. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây, Hội Nhi khoa Mỹ không khuyến khích việc cắt hạch vòm họng để điều trị nhiễm trùng tai mãn tính. Nếu bác sĩ vẫn khuyên làm vậy, hãy thảo luận về lợi ích và tác hại của phương pháp điều trị này và cân nhắc đưa ra ý kiến khác.
Tôi có thể làm gì cho trẻ bây giờ?
Làm bất kể điều gì có thể để giảm đau cho bé và bé không còn phải khóc. Thêm vào đó, bạn cần dành cho trẻ thật nhiều sự chăm sóc yêu thương cũng như cho bé dùng giảm đau nếu cần hoặc thuốc nhỏ giảm đau tai được bác sĩ kê đơn. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ kiểm tra thính lực cho bé; các bệnh nhiễm trùng tai hay sự hình thành dịch mãn tính trong tai có thể gây ra các vấn đề về thính giác, từ đó trì hoãn khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá