30 October, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Ngày nay, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm làm đẹp thiên nhiên và hữu cơ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữ 2 cụm từ “thiên nhiên” (hay “tự nhiên”) với “hữu cơ”. Người ta vẫn dùng 2 cụm từ này để thay thế cho nhau song thực tế chúng lại khác nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một sản phẩm gắn nhãn “Organic” sẽ khác một sản phẩm “Natural” hay “Vegan” và “Cruel-free”.
Một sản phẩm “Natural” hay “Tự nhiên” khi chứa các thành phần có nguồn gốc tự nhiên chứ không phải thành phần nhân tạo “Synthetic chemicals”. Thành phần nhân tạo được tạo ra từ phòng thí nghiệm mà không có trong tự nhiên, mặc dù có thể sản xuất các thành phần giống trong tự nhiên như vitamin E. Sản phẩm tự nhiên nói chung sẽ không chứa các thành phần như petrochemicals (hóa dầu), parabens, sodium lauryl và laureth sulfates, phthalates, synthetic dyes và synthetic colors (chất tẩy và màu tổng hợp).
Sự khác biệt chủ yếu giữa Mỹ phẩm hữu cơ và tự nhiên chính là: các thành phần hữu cơ phải trải qua kiểm định tiêu chuẩn nghiêm ngặt về độ tinh khiết. Để đạt chứng nhận hữu cơ, các thành phần bắt buộc phải có nguồn gốc từ tự nhiên không chứa thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chế phẩm từ dầu hỏa và không phải thực vật biến đổi gen (non-GMO).
Một sản phẩm gán nhãn “Organic” sẽ rất khác sản phẩm nhãn “Natural”. Ở Mỹ, hầu như không có quy định cho quảng cáo các sản phẩm nhãn “Natural”. Nghĩa là, các sản phẩm thành phần tự nhiên dù rất thấp vẫn có thể được quảng bá là “Tự nhiên”. Ngược lại, để giới thiệu một sản phẩm là “Organic” thì công ty sản xuất phải chứng thực sản phẩm của mình được chứng nhận hữu cơ USDA. Một sản phẩm gán nhãn USDA nghĩa là thành phần hữu cơ bên trong sản phẩm đạt từ 95% trở lên. Những sản phẩm có thành phần hữu cơ đạt 70% trở lên và dưới 95% sẽ được gán nhãn “Made with Organic Ingredients” (Làm từ các thành phần hữu cơ). Có nghĩa là, các sản phẩm này vẫn có thể chứa thành phần tổng hợp độc hại. Bên cạnh USDA, còn có nhiều tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín khác như Ecocert, NSF, ACO,… Mỗi tổ chức này đều có những tiêu chuẩn khác nhau để chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm.
Thuật ngữ “Vegan” (Thực vật) và “Cruel – free” (Không thử nghiệm trên động vật) không có nghĩa như “Natural” hay “Organic”. “Vegan” là từ dùng để miêu tả một sản phẩm mỹ phẩm không chứa các chế phẩm từ động vật mà hoàn toàn từ thực vật. Mỹ phẩm từ thực vật cũng có nghĩa là “Cruel-free”, nhưng loại mỹ phẩm này vẫn có thể chứa các chất bảo quản tổng hợp như gốc methyl- và propylparaben và vì thế không còn là mỹ phẩm “Tự nhiên”. Còn “Cruel-free” nghĩa là sản phẩm không thử nghiệm trên động vật nhưng thành phần bên trong không nhất thiết phải từ thực vật hay hữu cơ hay thiên nhiên. Rất nhiều hãng dược phẩm hay mỹ phẩm là “cruel-free” nhưng sản phẩm của họ thường chứa nhiều thành phần nhân tạo.
Một thành phần là hữu cơ nghĩa là phải tự nhiên, từ thực vật và chắc chắn là cruel-free. Bên cạnh đó, các sản phẩm gán nhãn tự nhiên, thực vật hay không thử nghiệm trên động vật không chịu trách nhiệm với chất lượng của sản phẩm
Lời cuối: Khi mua các sản phẩm làm đẹp, đừng chỉ tin vào quảng cáo. Hãy nhớ rằng, quảng cáo có thể đánh lừa bạn mà thay vào đó, bạn hãy đọc thành phần và nhãn mác sản phẩm trước khi quyết định mua.
Organics.Vn dịch
Theo skin-care.yoexpert.com
Đánh giá