Trần Lan Nhi (Hải Dương)
Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu xảy ra khác nhau. Vì vậy, thay vì lo lắng sợ hãi, các mẹ nên chủ động có những biện pháp đối phó nhằm lại giảm các triệu chứng của tình trạng ốm nghén như: Tránh các mùi có thể gây kích thích buồn nôn và nôn như: thức ăn có mùi, mùi nước hoa nặng, mùi xe hơi; Tránh các loại thực phẩm chứa chất béo nhiều như thực phẩm chiên rán vì phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Thực phẩm cay, chua, gia vị nhiều cũng nên hạn chế bởi nó có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa; Không nên để dạ dày bị trống rỗng: nên ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ thường xuyên trong ngày, đồ ăn vặt nên được để ngay trên giường để có thể ăn ngay lúc đói; Khi ăn nên ăn chậm để quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn; không nên nằm ngay sau khi ăn. Thay vào đó sau khi ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng, tản bộ để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn; Uống nước giữa các bữa ăn; Bổ sung các loại đồ uống có chứa glucose, muối, và kali để bù đắp các chất điện giải bị mất; Tập luyện nhẹ nhàng có thể là tập yoga nhằm giúp sản phụ thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi; Gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Do vậy, có thể sử dụng uống ít trà gừng, hay mứt gừng, kẹo gừng; Uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu tình trạng buồn nôn không thuyên giảm nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
BS. Anh Vũ
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Vi chất dinh dưỡng - năng lượng thiết yếu của sức khỏe
Giữ ấm và tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa lạnh
Đánh giá