25 July, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Em chậm kinh, đi siêu âm có thai 6 tuần nhưng người em cảm giác rất khó chịu, buồn nôn nhiều khi ăn xong lại nôn. Em rất sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Xin bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào để hết buồn nôn?
Trần Thị Kim Anh (kimanh13793@gmail.com)
Trong thời kỳ đầu mang thai (thường là sau 6 tuần) chị em sẽ có biểu hiện như kém ăn, buồn nôn, ói mửa, ăn dở. Gọi là phản ứng thai nghén giai đoạn đầu. Dấu hiệu nghén có thể là thích ăn chua hoặc ngọt, cay hoặc đắng; thay đổi khứu giác như sợ mùi thơm; thay đổi về hệ thần kinh như dễ bị kích động, buồn ngủ, ngủ nhiều hoặc mất ngủ, tính tình thay đổi, mệt mỏi bơ phờ; buồn nôn hoặc nôn oẹ;... Dù cơn buồn nôn không gây nguy hiểm cho bào thai, nhưng tốt nhất là tìm cách làm nó biến mất. Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác sợ. Chỉ ăn những gì mà bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ. Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau luộc, thịt cá hấp, quả chín như dưa hấu, nho, ổi... Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn 30 phút, với liều lượng ít một nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Chú ý đừng để bụng đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Hãy cố gắng ngủ trưa dù chỉ là một giấc ngắn nhưng không nên nằm ngủ ngay sau bữa ăn vì dễ trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt là trong thời kỳ đầu, cần ổn định tình cảm, tránh stress, chú ý dành nhiều thời gian, nghỉ ngơi; tránh môi trường ô nhiễm, hạn chế nơi đông người...
BS. Nguyễn Kim Dung
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Dùng kháng sinh có gây mất sữa?
Yếu sinh lý nữ - Nhận biết sớm, cải thiện nhanh
Nỗi phiền muộn mang tên dị ứng khi “yêu”
Đánh giá