10 September, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Howard Murad , bác sĩ da liễu,
Một chút căng thẳng đôi lúc cũng có thể là điều tốt. Giống như phần lớn động vật, con người đã thích nghi với cuộc sống cùng những giai đoạn căng thẳng thường xuyên. Khi cảm thấy căng thẳng, nhịp tim tăng lên và các giác quan trở nên nhạy cảm hơn. Đó chỉ là 2 đặc trưng trong số những phản ứng phức tạp về vật lí và tâm lí khi bị stress, khiến chúng ta tập trung hơn, gấp gáp và mạnh mẽ hơn cần thiết khi “nguy hiểm” gần kề.
Những căng thẳng diễn ra khiến ta không thích nghi kịp là loại căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Loại stress phổ biến trong cuộc sống ở một thế giới kết nối 24/7 - một loại mà tôi gọi đó là Stress có tính văn hóa - làm cho nhiều người trong chúng ta ở trong trạng thái nặng nề mọi lúc mọi nơi. Không giống như các giai đoạn stress, cho ta thời gian phục hồi khi các "nguy hiểm" qua đi, loại stress mãn tính này diễn ra triền miên, không thời hạn, xảy ra hàng ngày, có thể dẫn đến kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần.
Bởi vì đây là một mảng tối của cuộc sống, nhiều trong số chúng ta không hề nhận ra được hiện trạng stress của mình và mức độ tổn thương do stress gây ra. Sau đây là 10 triệu chứng thường thấy của văn hóa stress:
- Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc.
- Chán ăn, thèm ăn quá mức, thực phẩm nghèo dinh dưỡng.
- Hay gắt gỏng.
- Có vấn đề về tiêu hóa, trào ngược acid, táo bón, kích thích đường ruột.
- Tăng cân.
- Mọc mụn trứng cá.
- Xuất hiện nếp nhăn.
- Rụng tóc, tóc bị biến màu.
- Chán nản.
- Giảm ham muốn tình dục.
Tin tốt là bạn không cần phải từ bỏ nhịp sống hiện đại để bảo vệ cơ thể và giữ gìn sự minh mẫn nhằm tránh tác động xấu của loại stress này. Chúng ta chỉ cần thực hiện những điều chỉnh nhỏ để tự cho bản thân cơ hội hồi phục. Sau đây là 10 bí quyết giúp bạn chế ngự căng thẳng:
1. Ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa stress
Một chế độ ăn với đầy đủ các loại rau quả đầy màu sắc sẽ gây ít tổn thương, viêm nhiễm hơn đồng thời cung cấp chất chống oxi hóa cho tế bào da để cân bằng tác hại từ các gốc tự do tạo ra hormone gây stress, giúp da giữ ẩm, cung cấp chất xơ cần thiết để cân bằng hệ tiêu hóa, loại bỏ chất béo và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Tập thể dục
Năng lượng mà việc tập thể dục mang lại cho trí não và cơ thể bạn đã được ghi nhận rộng rãi. Mọi người đều biết họ nên luyện tập, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số họ thực hiện nó. Thử thách này đòi hỏi cần có kế hoạch. Cách tốt nhất để lồng thể dục vào cuộc sống là cho mình cảm giác muốn thực hành nó để việc luyện tập trở thành phần thưởng cho cá nhân bạn thay vì tạo cho mình cảm giác đó là việc nhà hay là cảm giác tội lỗi.
3. Từ bỏ thói quen xấu và xây dựng thói quen tốt khi đi ngủ
Giấc ngủ không phải là sự lựa chọn. Ngủ chính là khoảng thời gian cần thiết để bảo trì cơ thể về cả thể chất lẫn tinh thần. Thời gian ngủ cần thiết là 7 đến 9 tiếng một ngày. Cố gắng sắp xếp thời gian và bù lại thời gian mất ngủ vào cuối tuần. Để đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ, tránh dùng điện thoại, máy tính, máy tính bảng, và xem tivi một giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng mạnh từ những thiết bị này cũng giống như ánh sáng ban ngày sẽ gây ức chế khả năng đi sâu vào giấc ngủ của bạn.
4. Lên lịch mát xa thường xuyên
Mát xa rất hữu ích khi bị stress. Mát xa mang lại cho bạn cảm giác thư thái, tăng cường lưu thông máu, giải phóng bạch huyết và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bạn cần đưa liệu pháp điều trị này vào lịch trình luyện tập hằng ngày của mình. Một điều quan trọng nữa là cần giữ không gian yên tĩnh, tránh xa việc nhắn tin, gọi điện, email.
5. Mát xa da mặt thường xuyên
Cùng với việc giúp da phục hồi từ những tổn thương do stress gây ra, mát xa mặt cũng là một phương pháp đem nhiều lợi ích về mặt vật lí cũng như cải thiện tâm trạng.
6. Dành thời gian trò chuyện với những người bạn trong công ty
Chúng ta sống trong một thế giới ngày càng nhiều công nghệ kết nối điện tử mà dành ít thời gian để giao tiếp “thực sự” với những người bạn của mình. Không một trải nghiệm ảo nào có thể đem lại tính xác thực và hiệu quả như việc giao tiếp trực tiếp và bằng ánh mắt giữa con người với con người.
7. Thiền định
Hãy nghĩ việc thiền là một kì nghỉ ngắn hạn cho tâm hồn. Không quan trọng bạn chọn hình thức thiền nào, kiểu thế tục, kiểu linh thiêng, thiền một mình hay theo nhóm, việc tĩnh tâm bằng cách tập trung vào một suy nghĩ duy nhất được chứng minh là giúp cải thiện khả năng nhận thức, chống trầm cảm và chống lại các tác nhân gây stress tốt hơn.
8. Theo đuổi đam mê
Căng thẳng triền miên sẽ không tồn tại trong cuộc sống của bạn nếu bạn cho phép bản thân sáng tạo và chứng tỏ chính mình mà không màng đến thất bại hay bị chỉ trích.
9. Đi tình nguyện
Dâng hiến sức mình, khi chúng ta tình nguyện làm mà không mong nhận lại thứ gì, sẽ thay đổi quan niệm sống và giúp ta nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực hơn. Cũng giống như thiền định, đi tình nguyện sẽ giúp ta chuyển hướng tập trung, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực như lo lắng hay bận tâm về kết quả công việc.
10. Thay đổi thái độ sống
Bạn muốn ngủ một giấc ngon lành như đứa trẻ? Hãy học cách sống như một đứa bé mới tập đi. Hãy đón chào ngày mới với tâm trạng đầy tính phiêu lưu và ngọn lửa nhiệt tình. Cười lên, chạy nhảy, ca hát, làm mới bản thân khi vấp ngã và hãy bắt đầu làm lại. Những đứa trẻ sẽ không mang gánh nặng thất bại trong quá khứ theo vào tương lai của chúng. Chúng cũng không nhìn cuộc đời qua ống kính chứa hình thù của các khái niệm “thất bại”, “thảm họa” và “tận thế.” Bằng cái nhìn ngây thơ và lạc quan vốn có của mình, chúng ta có thể mở rộng cánh cửa đón niềm hạnh phúc bất tận mỗi ngày mới.
Organics.vn dịch
Theo Dermstore.com
Các bài gần đây
Mọi thứ cần biết về làm sạch 2 lần (double cleansing)
Mối liên hệ đáng sợ giữa ô nhiễm và lão hóa da đã được giải mã
Làm sao để loại bỏ những đốm mụn bướng bỉnh
Nếu bạn đang yêu thích dầu dừa, hãy thử sang 5 loại tinh dầu này nhé!
Những thói quen tưởng chừng như vô hại lại khiến da nổi mụn chi chít
Đánh giá