19 November, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Những người cha có ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống của con mình từ khi chào đời. Sau đây là 10 gợi ý giúp bạn có khởi đầu tích cực với vai trò mới, vai trò của 1 người cha.
Trung bình một người cha ở Úc dành 4 tiếng rưỡi cho việc tương tác và chăm sóc khi con thức.
Cuộc sống làm cha
Đón đứa trẻ về nhà từ bệnh viện có lẽ là 1 trong những ngày trọng đại nhất đời của bạn và thời điểm bắt đầu cho 1 thử thách vĩ đại – làm cha.
Tận dụng mọi lúc rảnh rỗi với công việc để quan tâm tới con là 1 cách hay để bắt đầu cuộc sống làm cha của mình. Có thể bạn cũng sẽ phát bực khi phải làm 1 số việc trong nhà. Mặc dù vậy, về lâu dài sẽ có nhiều lợi ích bạn nhận được trong những lúc như thế này để bắt đầu mối quan hệ với con mình.
Nhưng nếu bạn đang trải qua những cảm xúc mạnh – đó là còn chưa đề cập tới vấn đề thiếu ngủ - thường đi kèm với em bé mới chào đời, bạn có thể tự hỏi bắt đầu từ đâu và phải làm gì. Thậm chí có thể bạn sẽ nghĩ vợ mình đã làm tất cả rồi và cảm thấy không chắc chắn những gì mình còn phải làm.
Thực tế, là người cha, bạn sẽ có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con mình sau này. Và ảnh hưởng đó bắt đầu từ bây giờ, khi trẻ mới chào đời. Những đứa trẻ sinh ra đã sẵn sàng để kết nối với cả cha lẫn mẹ của chúng.
Trở thành cha có thể là 1 bài học khó. Bạn có thể phải nghe từ những ông bố khác trong cuốn video của mình về cách tạo lập mối quan hệ với trẻ, thay tã, bế con, giúp đỡ con và cố gắng làm gì đó.
Các cách để bắt đầu làm cha
1. Tham gia công việc ngay từ đầu. tham gia vào việc chăm sóc trẻ hàng ngày – mặc quần áo, đặt trẻ, chơi đùa, tắm và thay tã cho trẻ - là cách tốt nhất để xây dựng kĩ năng và tự tin cho bạn. Những hoạt động hằng ngày này cũng sẽ tạo nên những khoảng thời gian gắn bó với trẻ, hình thành mối quan hệ gần gũi với con. Một lợi ích khác, đây cũng là thời gian nghỉ ngơi cho bạn đời của bạn.2. Học cách hiểu trẻ. Trẻ đưa ra “manh mối” hoặc tín hiệu để truyền đạt nhu cầu của mình thông qua hành vi và ngôn ngữ cơ thể. Bằng cách thật sự chú ý tới những biểu hiện đó, dần dần bạn sẽ học được cách làm thế nào để giải quyết những nhu cầu ấy.
4. Nói chuyện với trẻ thường xuyên nhất có thể. Nói chuyện với trẻ khi bạn trông hay chăm sóc trẻ. Chẳng hạn “Để bố thay tã cho con nào. Con sẽ thấy thoải mái hơn, đúng không nào? Đây là miếng bỉm sạch và đẹp. Đừng khóc nhé – chúng ta sẽ mau xong thôi”. Mọi từ ngữ trẻ nghe được sẽ giúp phát triển khả năng học và khả năng ngôn ngữ đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa bạn và con. Kể chuyện, đọc sách hoặc hát cho trẻ nghe cũng có tác dụng tương tự.
5. Giúp đỡ việc cho trẻ bú. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Thái độ của bạn và sự giúp đỡ của bạn có ý nghĩa quan trọng khi bạn đời đang học cách cho trẻ bú. Bạn có thể có giúp đỡ bằng những việc thiết thực như mang cho vợ 1 cốc nước, mang cái gối khác hay bất cứ thứ gì cô ấy cần. Hoặc nếu cô ấy gặp rắc rối, bạn có thể động viên cô ấy và giúp đỡ. Nếu vợ bạn không thể cho bé bú, bạn có thể khẳng định lại với cô ấy rằng việc đó không sao và cân nhắc tới việc học cho trẻ bú bình với sữa công thức.
6. Có thời gian dành cho trẻ. thời gian này chỉ có bạn với trẻ. Nếu bạn có thể tạo ra những khoảng thời gian trẻ dành toàn bộ sự chú ý tới mình, bạn có thể có sự đồng điệu với bé. Đây là cơ hội dành riêng cho 2 cha con để gắn kết và tạo mối quan hệ gần gũi với nhau. Thời gian này có thể là khi bạn làm những việc hằng ngày như mặc quần áo hoặc thay quần áo cho bé – không cần phải đặt kế hoạch cụ thể.
7. Tự giáo dục mình. Bạn sẽ không cô độc nếu cảm thấy căng thẳng hoặc không chắc chắn khi lần đầu làm cha – luôn có rất nhiều điều phải học. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, trò chuyện với những ông bố khác và tham gia nhóm học làm cha mẹ. Và một trong những cách tốt nhất để học làm cha là thực hành – tận dụng mọi cơ hội dành thời gian chăm sóc bé.
8. Chấp nhận hoặc yêu cầu giúp đỡ. Nếu ai đó nói “Có cần giúp gì không?’, bạn có thể trả lời là có. Nói chuyện với bạn đời khi nào bạn sẽ nhận sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè, đồng nghiệp hay hàng xóm. Có thể việc đó chỉ đơn thuần là nhờ họ mua giúp sữa cho bé khi họ tới thăm trẻ.
9. Chăm sóc mối quan hệ của bạn. Mới có em bé có thể sẽ làm tăng căng thẳng lên các mối quan hệ của bạn. Cố gắng bình tĩnh và giúp đỡ lẫn nhau khi cả hai cùng học cách làm cha mẹ. Trò chuyện cởi mở, thương lượng và chia sẻ mong muốn là cách tốt để làm cha mẹ sau này. Việc này có thể là mọi thứ từ việc quyết định sắp xếp công việc tới việc ai là người nấu bữa tối.
10. Tự chăm sóc bản thân. Nếu bạn mạnh khỏe, bạn sẽ chăm sóc bé và hỗ trợ bạn đời tốt hơn. Bạn có thể tăng cường năng lượng bằng thói quen ăn uống lành mạnh, tập luyện và ngủ nghỉ nhiều – không chỉ là ngủ buổi tối.
Medshop.vn dịch
Theo Raisingchildren
Các bài gần đây
9 cách kì lạ trẻ có thể bị thương
6 sai lầm nghiêm trọng khi cho con ngủ của các bậc phụ huynh và cách phòng tránh
8 khác biệt giữa bé trai và bé gái
7 lợi ích từ rễ maca với nữ giới
7 Keto
Đánh giá