23 October, 2015 0 nhận xét Nhận xét
6 sai lầm nghiêm trọng khi cho con ngủ của các bậc phụ huynh và cách phòng tránh
Bởi Ziba Kashef
Cho trẻ nhỏ đi ngủ - và ngủ say giấc – là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của các ông bố bà mẹ. Ngay cả với những trẻ ngủ “tốt” thì đôi khi các bậc cha mẹ vẫn phải đấu tranh khi cho trẻ ngủ giấc ngắn hoặc ngủ tối. Thực tế, trên 1/3 trẻ gặp phải một số vấn đề về giấc ngủ.
Các chuyên gia của chúng tôi đã xác định 6 sai lầm phổ biến các bậc cha mẹ thường mắc phải khi cho con ngủ. Song tin tốt là, những sai lầm này có thể thay đổi mà không gây ra quá nhiều phiền phức. Các chuyên gia về giấc ngủ trẻ em cũng như các bậc cha mẹ kì cựu xác nhận rằng một số thay đổi đơn giản về thói quen đi ngủ và môi trường giúp tạo nên sự khác biệt to lớn trong việc ngăn ngừa hoặc sửa chữa những khó khăn thông thường về giấc ngủ cho trẻ.
Khi đã thành công – nghĩa là con bạn đi ngủ đúng giờ, ngủ sâu giấc suốt đêm – bạn không chỉ thấy hạnh phúc hơn, con nghỉ ngơi thoải mái hơn mà còn đem lại niềm vui chung cho cả gia đình.
- Sai lầm: cho trẻ lên giường quá muộn
Trẻ tuổi đi lớp ngủ trung bình ít hơn 1 h mỗi đêm so với cách đây 1 thế kỉ và trẻ em ngày nay ngủ ít hơn so với cha mẹ chúng trước kia. Theo bác sĩ nhi Marc Weissbluth, tác giả cuốn Healthy Sleep Habits, Happy Child “thủa sơ sinh và suốt giai đoạn đầu thời niên thiếu, trẻ em thời nay ngủ ít hơn so với lứa tuổi này giữa những năm 70 và 80”. Nguyên nhân đi ngủ muộn, theo Weissbluth, là do các trận chiến trước giờ đi ngủ nhiều hơn, gặp khó khăn với giấc ngủ ngắn và tỉnh dậy buổi đêm.
Có thể nguyên nhân bởi bạn không cho trẻ sơ sinh hay trẻ tập đi ngủ theo lịch trình đều đặn hoặc bạn không có nhiều thời gian cho bé sau giờ làm nên giữ cho trẻ thức muộn hơn 1 chút để chơi đùa. “Để trẻ ngủ quá muộn sẽ dẫn tới việc quá mệt mỏi”, theo Jill Spivack, đồng tác giả của The Sleepeasy Solution: The Exhausted Parent's Guide to Getting Your Child to Sleep from Birth to Age 5. “Khi đã quá mệt, trẻ sẽ khó ngủ và ngủ sâu được, lại hay dậy sớm hơn so với việc được đi ngủ đúng giờ”.
Tại các trường mầm non và tiểu học, thời khóa biểu xen lẫn nhiều hoạt động thể thao hoặc các hoạt động sau giờ học có thể làm cắt giảm thời gian ngủ của trẻ. “Rất nhiều trẻ có quá nhiều thứ để làm”, phát biểu của Jodi Mindell, phó giám đốc Trung tâm về giấc ngủ, bệnh viện trẻ em Philadelphia và đồng tác giả với Judith Owens cuốn Take Charge of Your Child's Sleep.
Hãy suy nghĩ thế này: khi cả gia đình bạn về nhà, ăn tối, làm việc nhà, v.v, việc ngủ trở thành sự ưu tiên bị quên lãng. Hoặc bạn trì hoãn giờ ngủ để tránh tranh luận hoặc với hi vọng con sẽ mệt mỏi, buồn ngủ mà không cần can thiệp gì và đi ngủ muộn. Nhưng điều này thật dại dột, Mindell nói, vì khi trẻ quá mệt mỏi chúng sẽ trở nên hiếu động.
Thói quen tốt: đặt thời gian đi ngủ đều đặn mỗi ngày (nếu có thể, cả giờ ngủ ngắn) và thực hiện theo đó. Đừng đợi tới lúc con dụi mắt, ngáp ngủ hay ì èo – lúc đó đã quá muộn. Đặt trẻ lên giường sớm hơn. Thậm chí ngủ thêm 15 – 20 phút cũng tạo nên sự khác biệt.
Trong khi mọi đứa trẻ đều khác nhau, Tổ chức giấc ngủ quốc gia Mỹ cho rằng trẻ sơ sinh và trẻ tập đi cần 12 tiếng ngủ mỗi đêm, trẻ mẫu giáo cần 13 tiếng khi bỏ giấc ngủ ngày và trẻ lớn hơn nên ngủ 10 – 11 tiếng. Đồng thời, cũng nên xác lập thời gian tỉnh giấc buổi sáng cho trẻ và lập kế hoạch cho phù hợp.
- Sai lầm: dựa vào chuyển động
Điều gì khiến các bậc cha mẹ không thể thở phào nhẹ nhõm khi thấy con ngủ chợp mắt trên ghế đu đưa hay ngủ gật ở ghế sau ô tô? Thường thì những khoảnh khắc tuyệt với này xảy đến khi bạn ít mong đợi nhất – và cần nhất một giấc ngủ.
Song một số ông bố bà mẹ sai lầm khi dùng chuyển động để ru trẻ ngủ. “Nếu bé luôn luôn ngủ trong sự chuyển động – trên xe đẩy hoặc ô tô – bé sẽ không có giấc ngủ sâu và mạnh khỏe do sự kích thích của chuyển động”, Weissbluth cho hay. Giấc ngủ của trẻ lệ thuộc vào sự chuyển động giống như khi người lớn ngủ trên máy bay.
Thói quen tốt: dùng chuyển động để xoa dịu đứa trẻ, không phải để ru ngủ.
Trước khi trút sự tức giận vào khái niệm từ bỏ nôi ru bé có nhạc, hãy lắng nghe lời khuyên của Weissbluth: dùng chuyển động để xoa dịu đứa trẻ đang cáu kỉnh hoàn toàn ok. Nhưng khi bé buồn ngủ, hãy giảm sự rung lắc hoặc dừng xe đẩy. “Bé sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn”. Nếu bạn đang lái xe đường dài và bé thiu thiu ngủ, chỉ cần ngồi lại và tận hưởng khoảng khắc yên lặng này.
- Sai lầm: quá khích khu vực ngủ
Để điện thoại vào nôi là việc làm phổ biến của các bậc cha mẹ: tôi làm những gì mình nghĩ tất cả các bà mẹ mới đều làm – để điện thoại vào nôi của bé”, chia sẻ của Kelly Ingevaldson, bà mẹ của một đứa trẻ tuổi tập đi ở Atlanta. Nhưng ngay sau đó cô học được rằng điện thoại di động – với những thứ đồ chơi dung đưa, âm thanh và ánh sáng – gây phiền nhiễu rất nhiều cho đứa nhỏ. “Bé không thể ngủ với chiếc di động. Có quá nhiều màu sắc sáng khiến bé thức giấc thay vì ngủ ban đêm”.
Không chỉ trẻ sơ sinh bị quá khích vào giờ ngủ. Những đứa trẻ lớn hơn có nhiều đồ chơi trên giường hoặc những thứ phân tâm khác đều khó có thể nhắm mắt ngủ được.
Thói quen tốt: giữ cho không gian ngủ tốt và cắt giảm các hoạt động vào giờ ngủ
Để tối đa hóa giấc ngủ, hãy đặt trẻ sơ sinh và tập đi – những đối tượng còn quá trẻ để sợ bóng tối – ngủ ở phòng gần như tối mịt. “Để trẻ sơ sinh ngủ sâu, nếu phân vùng từ 1 -10 với 10 là tối đen nhất, thì căn phòng nên ở mức 8 hoặc 9”. Dùng quạt hoặc máy tạo âm thanh trắng để át mọi tiếng ồn ngoài đường và phòng bên cạnh.
Trẻ lớn hơn có thể ngủ ở phòng với chút ánh sáng nhẹ để xoa dịu nỗi sợ hãi nhưng không để đồ giải trí ở đó. Hãy suy nghĩ kĩ việc đặt ti vi hoặc máy vi tính ở phòng ngủ của con. Ngay cả với những đứa trẻ ngủ được khi xem đĩa DVD yêu thích thì cũng phải mất nửa giờ hoặc hơn để có thể nhắm mắt – điều này ảnh hưởng tới tâm trạng và hành vi ban ngày của trẻ - và sẽ dễ dàng hơn khi để đồ điện tử bên ngoài phòng ngủ của con thay vì phải thương lượng với trẻ mỗi đêm.
- Bỏ qua thói quen ngủ hàng ngày
Với một đứa trẻ sơ sinh, có thể giả định thói quen của bé bao gồm việc tắm, nghe đọc sách và hát ru không cần thiết. Song theo Judith Owens, giám đốc trung tâm rối loạn giấc ngủ trẻ em tại viện Trẻ em Hasbro tại Providence, Rhode Island “một chuỗi các hoạt động xoa dịu, làm hài lòng để dẫn tới giấc ngủ rất quan trọng”. Bà giải thích, những việc làm này chuẩn bị cho con đi vào giấc ngủ.
Cha mẹ của những em bé lớn từng thực hiện những điều này hồi các bé còn nhỏ đã bỏ qua các hoạt động ấy khi con lớn hơn vì lầm tưởng rằng các bé đã quá lớn nên không cần thiết hoặc vì họ quá mệt mỏi để làm điều đó. Song ngay cả người lớn cũng nhận được nhiều ích lợi từ những thói quen tốt này giúp họ ngủ tốt hơn mỗi đêm. Mindell nói: “Chúng ta chẳng thể mong đợi những đứa trẻ chuyển luôn từ một ngày bận rộn sang tắt đèn đi ngủ”. Thêm vào đó, cô giải thích “những trẻ đã đi học không có thói quen rõ ràng sẽ không ngủ đủ nhu cầu”.
Thói quen tốt: Tạo thói quen thoải mái trước giờ ngủ.
Không cần biết trẻ bao nhiêu tuổi, cốt lõi là phải hình thành hệ thống các bước cần làm đều đặn trước giờ ngủ - hay như Spevack gọi “đầu mối giấc ngủ” – giúp trẻ thư thái sau 1 ngày. Đối với trẻ sơ sinh, điều đó có khi chỉ đơn giản là thay đồ đi ngủ cho con cùng một chút vỗ về âu yếm; còn với trẻ lớn hơn thì có thể bao gồm việc đi tắm, đọc sách, hát và chúc ngủ ngon.
Bạn cũng có thể tự tạo thói quen cho riêng mình: “Những điều chúng ta đang nói tới là những hoạt động phù hợp xảy ra tại cùng một nơi, cùng trật tự, gần như cùng thời điểm mỗi tối”.
- Sai lầm: Không nhất quán
Vài lần một tuần, khi trẻ thực sự nhõng nhẽo, bạn đã nằm xuống giường cùng con cho tới khi trẻ ngủ. Hoặc có thể bạn để trẻ lớn ngủ phòng riêng rồi lại cho phép bé ngủ cùng giường với bạn lúc nửa đêm.
Vấn đề không phải là phương pháp ngủ mà do sự thiếu đồng nhất trong thực hành. Rất nhiều bậc phụ huynh không ngại cho trẻ ngủ chung giường nhưng họ lại quá thường xuyên biến đó thành chiếc giường gia đình ngoài dự định.
Owen cho rằng: “Cha mẹ đặt trẻ lên giường nhưng không muốn trẻ ngủ chung với họ. Một vài lần đầu tiên khi trẻ thức giấc nửa đêm, cha mẹ sẽ đặt chúgn trở lại giường riêng, và khoảng 3h sáng lại cho phép trẻ tới ngủ chung”. Việc này sẽ tạo thành thói quen và trẻ sẽ liên tục làm vậy.
Owen giải thích “Việc làm này khiến trẻ tiếp tục phụ thuộc và duy trì lâu hơn vì chúng biết cuối cùng cũng sẽ đạt được những gì mong muốn”
Thói quen tốt: Chỉ dẫn cho trẻ về vị trí ngủ của mình
Mặc dù tốt nhất nên quyết định sớm việc có cho con ngủ chung giường không, song chẳng bao giờ là muộn để thiết lập những quy tắc. Karen Tinsley-Kim tại Oviedo, Florida, có cậu con trai 3 tuổi gần đây hay thức giấc lúc 11h đêm và tìm sang ngủ giường bố mẹ. Sau một vài tháng như vậy, sự thiếu ngủ đã thôi thúc Tinsley – Kim phải hành động.
Họ đã đặt ra quy định yêu cầu cậu bé phải ngủ tại phòng mình “Tôi không để cho con rời khỏi giường, và nói với con nhẹ nhàng nhưng chắc nịch rằng lúc này là giờ ngủ và con phải ngủ trên giường của con”.
Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Nếu con bị ốm hoặc sợ mưa bão thì hãy để con cảm thấy an lòng bằng cách nằm ngủ cùng trên giường của trẻ hoặc ngủ trên đệm hơi trong phòng cùng con . Nhưng khi con khỏi ốm hoặc cơn bão qua đi, hãy trở lại với quy định thường ngày.
Chắc chắn một đứa trẻ có cảm giác thoải mái khi được bố mẹ ôm chặt vào lòng sẽ phản đối. Trong trường hợp đó, hãy để vài ngày từ từ xoa dịu bé – có thể là bằng cách đứng ngoài cửa phòng chờ cho con ngủ vài đêm trước khi rời khỏi hoàn toàn.
- Sai lầm: cho trẻ rời cũi và ngủ trên chiếc giường lớn quá sớm
Khi con 2 tuổi – thật là lớn rồi – nên bạn muốn chúc mừng sự kiện này bằng cách mua một chiếc giường thật đáng yêu đang được giảm giá cho bé. Nhưng ngay sau khi bạn cho chuyển giường, bé bắt đầu thức dậy khi tắt đèn hoặc tỉnh giấc từ rất sớm.
Tại sao vậy? Trước 3 tuổi hoặc hơn, rất nhiều trẻ vẫn chưa sẵn sàng rời giường cũi. “Chúng vẫn chưa phát triển nhận thức và tự kiểm soát để ngủ trong đường viền bảo vệ tưởng tượng của chiếc giường”, Mindell cho biết.
Thói quen tốt: đợi tới khi con sẵn sàng ngủ trên chiếc giường lớn.
Khi trẻ gần 3 tuổi, đây có thể là thời điểm thích hợp để cho bé ngủ trên chiếc giường lớn hơn. Có thể nghĩa là: nếu trẻ vẫn chưa thực sự sẵn sàng, hãy cho con thêm thời gian.
Cũng giống như việc mặc bỉm trở lại sau vài nỗ lực tai hại luyện đi bô cho trẻ, hãy cho con ngủ trở lại trong giường cũi nếu trẻ chưa muốn ngủ trên giường lớn. Mindel cho rằng: “Nếu không khả thi thì cho bé ngủ lại chỗ cũ cũng không sao cả”. Con bạn sẽ dần quen hơn với giường cỡ lớn và có thể sẽ muốn một chiếc như vậy. “Không có đứa trẻ nào đi mẫu giáo vẫn còn ngủ trong cũi cả”, Mindell nói.
Hãy tìm hiểu thêm thông tin để giúp bạn quyết định thời điểm thích hợp cũng như các mẹo hay giúp bé ngủ chuyển sang giường cỡ lớn.
Medshop.vn dịch
Nguồn http://www.babycenter.com/0_6-major-sleep-mistakes-parents-make-and-how-to-avoid-them_10303189.bc?scid=mbtw_post19m_1w&pe=MlVESlR3dHwyMDE0MDcwNQ..
Đánh giá