26 May, 2014 0 nhận xét Nhận xét
- Aspirin
- Thuốc ho và cảm lạnh không cần kê đơn
- Thuốc chống nôn
- Thuốc cho trẻ sơ sinh và người lớn
- Đơn thuốc kê cho người khác hoặc bệnh khác
- Thuốc hết hạn
- Dư acetaminophen
- Thuốc nhai được
- Siro ipecac – chất gây nôn
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tác động phụ của thuốc hơn so với người lớn, vì vậy khi cho trẻ dùng thuốc theo đơn hay thuốc không cần kê dơn – ngay cả thuốc thảo dược – cũng là cần thận trọng. Nếu con bạn nuốt phải bất kì loại thuốc độc hại nào, hãy cho bé đi cấp cứu ngay lập tức. Sau đây là 1 số loại thuốc không nên dùng cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi.
Aspirin
Không nên dùng aspirin và thuốc chứa aspirin cho trẻ nhỏ hay bất cứ ai dưới 19 tuổi. Aspirin có thể khiến trẻ dễ mắc phải hội chứng Reye – hiếm nhưng có khả năng tử vong.
Đừng cứ mặc định rằng các loại thuốc cho trẻ tại hiệu thuốc sẽ không có aspirin, Hãy độc nhãn mác cẩn thận (aspirin đôi khi được ghi dưới dạng “salicylate” hay “acetylsalicylic axit”). Hoặc bạn có thể hỏi dược sĩ xem thành phần thuốc có aspirin hay không.
Trẻ bị sốt hay khó chịu, hãy cho trẻ dùng đúng liều lượng acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, nếu bé bị mất nước hoặc nôn mửa, có cơn hen, vấn đề về thận hay viêm loét hoặc ốm kéo dài, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng ibuprofen. Hoặc bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ loại thuốc thay thế acetaminophen nếu bé mắc bệnh về gan.
Thuốc ho và cảm lạnh không cần kê đơn
Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không nên dùng thuốc ho và cảm không cần kê đơn cho trẻ tập đi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng thực sự không có tác dụng làm giảm các triệu chứng đối với trẻ tuổi này. Và ngược lại, các loại thuốc này có thể gây hại đặc biệt khi trẻ dùng quá liều.
Không chỉ dễ gặp phải các tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, và phát ban, đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim đập nhanh, co giật, và thậm chí tử vong. Mỗi năm, hàng nghìn trẻ em phải cấp cứu do uống quá liều thuốc ho và thuốc cảm lạnh.
Tuy nhiên, nhiều năm quả, số lượng nhập viện cấp cứu gồm trẻ sơ sinh và tập đi uống quá nhiều thuốc đã giảm một nửa. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng lí do là vì các nhà sản xuất không còn tung ra thị trường các loại thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ nhỏ nữa. Nếu bé nhà bạn không may bị cảm lạnh, hãy thử dùng máy tạo hơi ẩm hoặc các biện pháp tại nhà khác.
Thuốc chống nôn
Không nên cho trẻ dùng thuốc chống nôn (cả thuốc kê đơn và không kê đơn) trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các triệu chứng nôn đều tồn tại ngắn hạn và trẻ sẽ tự khắc phục được không cần dùng thuốc. Hơn nữa, thuốc chống nôn có một số nguy cơ và rắc rối tiềm tàng. (Nếu bé bị nôn và bắt đầu mất nước hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn).
Thuốc cho trẻ sơ sinh và người lớn
Cho trẻ tập đi dùng thuốc với liều lượng nhỏ hơn cần thiết sẽ nguy hiểm giống như việc dùng quá liều. Rất nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng thuốc nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh đậm đặc hơn thuốc nước dành cho trẻ lớn hơn. Nếu trên nhãn mác sản phẩm không ghi liều lượng thích hợp với cân nặng và tuổi của trẻ, thì bạn không nên dùng cho trẻ tuổi tập di này.
Bất kì thuốc được kê đơn cho người nào khác hay trường hợp bệnh khác nhau
Thuốc kê đơn dành cho người khác (chẳng hạn anh chị em của bé) hoặc thuốc điều trị một bệnh khác sẽ không có tác dụng thậm chí gây nguy hiểm khi dùng cho trẻ tuổi tập đi. Chỉ cho bé dùng thuốc được kê riêng cho trẻ và tình trạng bệnh của trẻ.
Thuốc hết hạn
Bỏ ngay tất cả các loại thuốc kể cả kê đơn và không kê đơn ngay khi hết hạn. Cả những thuốc đổi màu hay bị xốp – cơ bản thì bất cứ thứ gì khác biệt so với nguyên bản ban đầu khi mua về cũng đều phải bỏ đi. Sauk hi quá hạn, thuốc sẽ không còn tác dụng nữa mà còn có thể gây hại cho trẻ.
Nói chung, tốt nhất không nên vứt thuốc vào toilet rồi xả nước vì nó thể thể ngấm vào nguồn nước ngầm rồi trở lại nguồn nước uống. Tuy nhiên, một số loại thuốc quá nguy hại với trẻ được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ khuyến cáo nên bỏ vào toa lét hơn là bỏ ra thùng rác.
Hãy nhìn trên nhãn mác để tìm kiếm xem liệu loại thuốc này có nên xả nước. Nếu không chắc chăn, hãy hỏi dược sĩ về cách xử lí thuốc cũ và thuốc hết hạn.
Nếu một loại thuốc không cần phải xả nước và không cần thu hồi, hãy bịt chặt lọ thuốc trước khi ném vào thùng rác. Không bẻ nhỏ thuốc hoặc viên nang khi trộn các loại thuốc với một chất nào đó. Loại bỏ tất cả thông tin cá nhân có trên bao bì thuốc trước khi đóng gói và ném vào thùng rác.
Dư liều acetaminophen
Một số loại thuốc chứa acetaminophen để giúp hạ sốt và giảm đau vì vậy cần thận trọng để bé không bị uống dư lượng acetaminophen. Nếu không chắc chắc, không nên cho trẻ dùng acetaminophen hay ibuprofen tới khi hỏi được thông tin từ bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc trẻ đã uống.
Thuốc có thể nhai
Với hầu hết trẻ tập đi, thuốc có thể nhai đều chó khả năng gây tắc nghẹt thở. Nếu muốn dùng loại thuốc này, hãy hỏi bác sĩ xem liệu bạn có thể bẻ nhỏ ra rồi trộn với thức ăn mềm khác như sữa chua hay nước táo nghiền cho trẻ được không (Nhớ rằng bạn sẽ cần đảm bảo trẻ ăn hết lượng thức ăn này để nhận đủ liều thuốc).
Siro gây nôn ipeac
Ipeac là siro gây nôn và được dùng để ngăn ngừa ngộ độc. Các bác sĩ thường không khuyến khích dùng siro này chủ yếu là do không có bằng chứng nào cho thấy nôn mửa có thể giúp điều trị ngộ độc. Thực tế, siro này còn gây hại nhiều hơn là tốt nếu một đứa trẻ tiếp tục nôn sau khi tiêu hóa một biện pháp được chứng minh hiệu quả như than hoạt tính.
Hiệp hội nhi khoa Mỹ khuyến cáo bạn nên ném bỏ loại siro này và cho rằng cachs tốt nhất để phòng tai nạn ngộ độc là để các chất độc hại ở nơi có khóa và ngoài tầm nhìn của trẻ.
Medshop.vn dịch
Theo Babycenter
Đánh giá