Cơ thể suy giảm sức đề kháng do loạn khuẩn. Các vi khuẩn có lợi không đủ “lực lượng” để giúp hệ thống miễn dịch được duy trì. Hai phần ba hệ thống miễn dịch nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, các lợi khuẩn đường ruột (vi khuẩn có lợi) có vai trò quan trọng quyết định đến tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Tình trạng sức khỏe của trẻ bình thường
Không có một quy chuẩn hay quy tắc nào khẳng định chính xác “cục mìn” như thế nào được gọi là tốt, ổn hay bình thường. Màu sắc và kết cấu của phân phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn của bé. Nếu bé ăn nhiều rau xanh, phân của bé sẽ có màu xanh đen. Khi bé ăn dặm với lòng đỏ trứng gà, cà rốt, bí đỏ… phân của bé sẽ có màu vàng cam.
Các trạng thái của phân như vón cục, lỏng, phân nát, phân rắn, phân nước…
Và nếu chế độ ăn uống của bé đủ nước canh, sữa và nước mỗi ngày, “sản phẩm” mà bé thải ra sẽ mềm hơn. Ngược lại, nếu bữa ăn của bé thiếu nước, ăn nhiều đồ khô khó tiêu thì phân của bé sẽ rắn và cứng, khó đẩy ra ngoài hơn.
Một đứa trẻ được coi là có sức khỏe bình thường khi bé đi đại tiện đều đặn 1 lần mỗi ngày. Sức ăn của bé bình thường nhưng bé ăn ngon miệng, ngủ ngon và vui chơi thoải mái. Cũng có nhiều bé 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng bé vẫn ăn tốt và phân không cứng mà mềm, đó cũng là điều bình thường.
Sức khỏe của bé bất bình thường khi phân có những dấu hiệu này
Bé đi ngoài phân nhầy màu xanh
Tình trạng này xảy ra phần lớn ở những bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc sổ mũi, ho có đờm… Các vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng lên lớp niêm mạc ruột, lâu dần tạo thành các ổ viêm, loét khiến chức năng tiêu hóa thức ăn bị suy giảm. Từ đó dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hết, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ trọn vẹn khiến phân có màu xanh và nhầy.
Có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm ruột do loạn khuẩn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu tình trạng này kéo dài.
Bé đi ngoài phân nhầy lẫn mủ vàng
Khi phân có dính mủ nghĩa là đã có viêm. Mủ được tạo thành từ các bạch huyết cầu, vi trùng đã chết và các mảnh niêm mạc bị bong. Tất cả lẫn vào nhau tạo thành mủ. Tình trạng này khả năng cao có thể do viêm ruột, viêm loét dạ dày gây ra.
Đi ngoài phân dính máu
Đây là dấu hiệu khá nguy hiểm, cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Khi đi ngoài phân có dính máu, chứng tỏ bé bị chảy máu đường tiêu hóa, hoặc hậu môn. Một số bệnh được chẩn đoán khi đi ngoài ra máu như polyp đại tràng, trĩ nội… Lúc này, cha mẹ không nên chần chừ mà phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Phân có màu vàng nhạt đến trắng
Đây là một biểu hiện của bệnh gan. Gan hoạt động yếu, không thể bài tiết có thể dẫn đến các dịch màu vàng trắng lẫn trong phân khi đi cầu. Tắc ống mật ở trẻ sơ sinh cũng có biểu hiện này. Trong trường hợp này, bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc mà cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị sớm.
Phân lỏng, rắn có màu sẫm thất thường
Đây có lẽ là dấu hiệu thường gặp ở trẻ hơn. Phân lỏng kèm số lần đi cầu nhiều trong một ngày thì đó là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiêu chảy. Phân rắn kèm số lần đi ngoài ít, 3-4 ngày đi ngoài 1 lần và mỗi lần đi cầu đều rất khó khăn. Đây chính là biểu hiện của chứng táo bón.
Nguyên nhân chính xác cho các vấn đề này là rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Cha mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống và tạo thói quen sinh hoạt khoa học cho bé để cải thiện bệnh. Hơn nữa, khi rối loạn hệ vi khuẩn, hoạt động tiêu hóa của con rất kém và sức đề kháng cũng theo đó thụt giảm. Vì vậy, cần bổ sung những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho con nhiều hơn như men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
“Chuyện ấy” ở nam giới kéo dài đến bao nhiêu tuổi?
Bụng bia có thể khiến quý ông "yếu" đi 46% về mặt này
Chồng mắc loại ung thư này, vợ cũng sẽ có nguy cơ khởi phát cao
Đánh giá