05 October, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Tại sao chơi lại quan trọng?
Khi được 4, 5 tuổi, trẻ có thể có một hoặc hai người bạn đặc biệt (trừ bạn, tất nhiên!). Chơi với con giúp mở khóa các kĩ năng xã hội bé sẽ sử dụng trong cuộc đời. Chơi dạy cho bé cách hòa thuận với các bạn. Nó còn giúp bé học về chính bản thân mình và hòa nhập vào cuộc sống bằng cách nào.
Nghiên cứu cho rằng các yếu tố quan trọng cấu thành sự tự tin trong suốt cuộc sống sau này được hình thành trong những năm trẻ học mẫu giáo. Đây là thời gian trẻ phát triển cả về mặt xã hội và cá nhân, trong thời gian ở trường mẫu giáo hay ở nhóm chơi. Vui chơi giúp phát triển:
Sự sáng tạo: khi bạn khuyến khích con chơi, nó giúp kích thích trí tưởng tượng của con, và giúp bé giải tỏa cảm xúc của mình.
Khả năng đóng vai: trò chơi thời trang cho con cơ hội đóng vai những tình huống làm bé sợ hãi hay rối trí. Cùng với đó, các trò chơi gây lộn xộn (với nước màu, nước hay trong hố cát) là điều kiện tốt cho sự thể hiện cảm xúc.
Sự kết hợp: leo trèo lên các thiết bị ở sân chơi dạy con về sự kết hợp, cân bằng, và giới hạn thể chất.
Sự hợp tác: các trò chơi đồng đội dạy trẻ về cách chơi theo lượt, tuân theo quy tắc, biết đếm, và biết là người thua cuộc lịch thiệp. Đây là những bài học khó đối với bất kì một trẻ tuổi mẫu giáo nào.
Cười đùa: bài hát, sách, câu đố và thơ vần mang lại tiếng cười cho con và dạy con từ mới.
Tivi và video là một phần cuộc sống của tất cả trẻ nhỏ. Tuy vậy, xem tivi nhiều (4 hoặc hơn 4 giờ/ngày) không được khuyến cáo vì có thể ảnh hưởng tới trí tưởng tượng tích cực của con, vì trẻ nhỏ thích tự sáng tạo trò chơi và hoạt động của mình. Ngoài ra, nó cũng có thể gây béo phì.
Chơi hay học?
Khi bạn chơi cùng con, con quan sát những việc bạn làm. Vì thế, bạn có thể dùng cử chỉ của mình làm mẫu để chỉ bảo cho con. Những việc bạn làm thường quan trọng hơn nhiều so với những điều bạn nói. Bạn đang chỉ cho con cách chơi một cách hợp tác, chơi theo lượt, và chia sẻ. Khi chơi, bạn có thể khuyến khích con bằng cách đặt câu hỏi và tìm hiểu các cách làm khác nhau. Và khi bạn chỉ nghĩ rằng mình đang có một buổi chiều bên con thật thú vị, bé thực sự học được rất nhiều kĩ năng khác nhau.
Sức sáng tạo của con bạn sẽ phát triển tốt nhất khi bé được cho phép làm nhiều việc của riêng mình. Khi chơi, bé có thể thay đổi các quy tắc một chút. Ở tuổi này, cố gắng đừng can thiệp và cho con được vui theo ý mình. Bạn có thể giúp đỡ, nhận xét và tham gia khi được mời.
Đọc sách và các ý tưởng vui chơi
Sách mở ra trước mắt trẻ thơ những thế giới và trải nghiệm mới lạ. Các câu chuyện giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng, kể cả kĩ năng tính toán. Đọc sách cùng nhau có thể trở thành thói quen được yêu thích. Khi đọc truyện cho con nghe, hãy nói về những gì xảy ra trong tranh và cố đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nhắc con nhận dạng các vật con biết trong tranh và nói về mối quan hệ của chúng với câu chuyện; chẳng hạn như, ‘Con có thấy mặt trăng trong bức tranh này không? Tại sao cậu bé lại nhìn trăng nhỉ?’
Đếm các vật trong tranh.
Hay cũng có thể chỉ là tự thả hồn mình vào câu chuyện.
Sách tranh tốt nhất là loại có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, đêm này qua đêm khác.
Các loại sách bao gồm những minh họa giàu tưởng tượng rất phù hợp với lứa tuổi này vì bạn có thể thêu dệt nhiều truyện mới xung quanh các bức tranh. Vì ở giai đoạn đang phát triển khiếu hài hước, trẻ mẫu giáo thích các loại sách có truyện gây cười, cho dù có thể chúng không chắc chắn truyện có thật hay không. Thư viện hay hiệu sách gần nhà có thể gợi ý cho bạn một số loại sách tranh thích hợp.
Các ý tưởng vui chơi cho trẻ mẫu giáo
Để giải tỏa cảm xúc và bày tỏ cảm giác
- Diễn tả cảm giác bằng cách chơi đóng vai với búp bê hay đồ chơi.
- Cho con 1 khoảng an toàn để chạy theo ý thích! Lộn, lăn, và cười to giúp giải tỏa cảm xúc.
- Nhiều trẻ em có thể giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách vẽ.
- Hãy khám phá thêm các ý tưởng vui chơi ‘về cảm giác’ khác.
Để tăng cường trí tưởng tượng và sự sáng tạo
- Đọc sách và chia sẻ các bài thơ vần ngộ nghĩnh.
- Chơi trò chơi thời trang với đồ dùng cũ (đừng quên cho bé thêm vài chiếc mũ ngộ nghĩnh).
- Thử làm những việc bé chưa làm bao giờ, như đi dạo rừng cây bụi hay đi thăm bảo tàng.
- Khám phá các trò chơi phát triển trí tưởng tượng khác.
Để khuyến khích bé suy nghĩ
- Chơi các trò chơi đồng đội cùng nhau.
- Đọc sách và đố câu đố.
- Chơi trò chơi trí nhớ.
- Tìm thêm các trò chơi phát triển suy nghĩ khác.
Để giúp bé đọc và nhận dạng số
- Đọc sách cùng nhau thường xuyên. Bạn có thể biến nó thành thói quen vào giờ đi ngủ.
- Cùng nấu những món đơn giản, như bánh ngọt chẳng hạn. Nói cho con về số lượng bạn đang dùng. Thiết kế một ‘cửa hàng’ trong nhà và cho con ‘mua hàng’ của bạn.
Theo raisingchildren.net.au
MedShop.Vn dịch
Đánh giá