22 March, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Tuy nhiên sau khi cháu đã cầm tiêu chảy, bác sĩ vẫn khuyên nên dùng bổ sung thêm chất này. Tôi xin hỏi kẽm có vai trò gì trong bệnh tiêu chảy và việc sử dụng kéo dài như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
Hoàng Thị Hà (Bắc Giang)
Bé nhà bạn bị tiêu chảy 3 tuần, như vậy là tiêu chảy kéo dài (Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy kéo dài quá 14 ngày). Tiêu chảy kéo dài có liên quan tới tỉ lệ tử vong cao và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng mạnh hơn là tiêu chảy cấp (đặc biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam). Những thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát ở trẻ em bị tiêu chảy kéo dài đều chỉ ra rằng, việc bổ sung kẽm sẽ làm giảm được độ nặng và thời gian của cả tiêu chảy kéo dài và tiêu chảy cấp. Dựa trên các dữ liệu đó mà WHO khuyến nghị bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy ở các nước đang phát triển với liều 10mg/ngày cho trẻ dưới 6 tháng và 20mg/ngày với trẻ trên 6 tháng. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Mặc dù ít khi xảy ra ngộ độc kẽm, nhưng nếu vô ý sử dụng quá liều, kéo dài sẽ gây ra sự hấp thu đồng giảm dẫn đến thiếu hụt đồng. Quá liều kẽm cũng gây buồn nôn và nôn cho trẻ, thậm chí là các nguy cơ khác như là suy thận cấp do hoại tử ống thận và viêm thận kẽ (nếu vô tình trẻ sử dụng một lượng lớn do người lớn bất cẩn để trẻ tự uống thuốc).
Do đó, việc bổ sung kẽm mặc dù là cần thiết, nhưng bạn cần quản lý thuốc, liều lượng cho con uống cũng như theo dõi những bất thường của trẻ để kịp thời thông báo tới bác sĩ.
BS. Trần Công
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Ảnh hưởng không ngờ từ lần “vượt cạn” đầu tiên đến cơ thể
Cách hạn chế vi khuẩn kháng thuốc
Những loại thực phẩm giàu vitamin D nên bổ sung vào chế độ ăn
Đánh giá