Chăm sóc con chính là cha mẹ, ông bà, vì thế, họ cũng thường là người phát hiện đầu tiên sự bất thường của trẻ và sẽ mang con đi khám mắt khi thấy có gì đó không ổn. Khi thì màu sắc mắt khác thường, mắt to mắt bé, khóc không thấy nước mắt, khi lại không thấy nó giống anh chị nó hay giống trẻ con khác ở điểm này, điểm nọ...
Theo dõi xem trẻ có phản ứng khi đồ chơi chuyển động.
Xin cung cấp tới các bậc phụ huynh một vài dấu hiệu để tự đánh giá mắt con trẻ có bình thường về mặt chức năng hay không, phát triển thị giác có đúng tiến độ hay không: (Xem bảng)
Trên đây chỉ là một số mẹo nhỏ để giúp người chăm sóc trẻ, cha mẹ, ông bà phát hiện những bất thường về thị giác của trẻ trong giai đoạn đầu đời và đưa đi khám. Trong thực tế thường ngày chúng ta còn rất nhiều chi tiết, dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến mắt hay rộng hơn là trục cơ quan mắt - não. Lưu ý là chỉ các bác sĩ mắt trẻ em - những người được đào tạo chuyên sâu, cùng với rất nhiều máy móc, phương tiện mới đủ năng lực chẩn đoán hết bệnh của mắt.
Ngoài việc nắm được nội dung cơ bản của bảng trên, chúng ta đừng quên vài điểm mấu chốt sau đây:
Ngay khi trẻ ra đời, cần được bác sĩ nhi sơ sinh tầm soát về dị tật hay bệnh lý mắt - não.
Mắt trẻ nhũ nhi khoảng 2 tháng đầu thường chỉ mở he hé, bé ngủ nhiều nên rất khó quan sát hay khám mắt, giai đoạn này, tuyến lệ bé chưa phát triển nên khóc không ra nước mắt.
Giao tiếp với mẹ bằng ánh mắt có biểu cảm (có hồn) là biểu hiện của con mắt tốt, thị giác tốt.
Các bất thường khác về giải phẫu dễ dàng ghi nhận khi ta so sánh hai bên, so sánh với trẻ bình thường hay kinh nghiệm nuôi con.
Khi băn khoăn, lấn cấn thì đừng ngại cho trẻ đi khám mắt, chuyên ngành mắt trẻ em.
BS. Hoàng Cương (BV Mắt TW)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Những thuốc cấm dùng trong thai kỳ
Nhiều bất lợi có thể xảy ra khi lạm dụng thuốc kháng sinh
Caffeine không an toàn trong thai kỳ
Đánh giá