Nguyễn Tất Th. (Hà Nội)
Nếu biểu hiện này kéo dài, có thể bé gặp hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, xảy ra khi ngủ sâu. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa đầu buổi đêm, một vài giờ sau khi trẻ ngủ. Trẻ dường như tỉnh dậy và bắt đầu la hét, hoảng hốt và toát mồ hôi. Tuy nhiên, bé không hề tỉnh, thậm chí cả khi mắt mở. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng không phải là ác mộng (ác mộng xảy ra vào sáng sớm, trong giấc ngủ, mắt chuyển động nhanh và bao gồm các giấc mơ khó chịu hoặc đáng sợ). Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khá hiếm và nó thường chỉ phổ biến ở trẻ em vào độ tuổi từ 4 - 12 tuổi. Hầu hết trẻ hết bệnh khi lớn lên. Nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng vẫn chưa được xác định rõ. Chúng thường liên quan đến sự căng thẳng về tình cảm, mệt mỏi hoặc bị sốt. Bệnh có thể xảy ra khi bé phải ngủ nơi không quen thuộc, tách ra ngủ 1 mình. Ngoài ra, hội chứng này cũng có thể xuất hiện do di truyền. Một số yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng: Trong gia đình đã có người mắc phải hội chứng này; Trầm cảm; Lo âu; Căng thẳng trong cuộc sống. Bạn có thể hạn chế khả năng gặp phải tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Tìm hiểu xem bé có gặp sự việc hay chuyện gì khiến bé sợ hãi vào ban ngày. Theo dõi, ghi nhớ thời điểm xuất hiện giấc ngủ kinh hoàng và đánh thức bé dậy khoảng 30 phút trước khi hiện tượng la hét diễn ra để ngăn chặn. Sau đó, cho bé ngủ tiếp. Nếu bé la hét, hãy nhẹ nhàng vỗ về để bé cảm thấy an toàn và ngủ trở lại. Thường thì khi áp dụng biện pháp này chỉ khoảng 1 tuần, trẻ sẽ không gặp giấc ngủ kinh hoàng nữa. Hiếm khi sử dụng thuốc trong trường hợp này. Nhưng nếu quá 1 tháng trẻ vẫn bị hội chứng này và giấc ngủ kinh hoàng lặp lại nhiều lần trong một đêm thì nên đưa trẻ đi khám.
BS. Bội Hoàn
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
4 loại thực phẩm dễ khiến bạn mất ngủ
Cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Mãn kinh sớm dễ mắc bệnh mạn tính gấp 3 lần
7 dưỡng chất tuyệt vời cho khả năng đàn ông
Đánh giá