04 October, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Một vài trẻ nhỏ thể hiện tài năng ra bên ngoài nhưng 1 số khác lại ẩn dưới dạng nói nhiều, mơ ngày, năng động hay thậm chí cả việc cư xử không đúng.
Dưới đây các chuyên gia về vấn đề này sẽ giúp bạn phát hiện manh mối về khả năng tiềm ẩn của trẻ và chia sẻ cách để bạn có thể giúp trẻ bộc lộ tài năng.
Con bạn thích sắp xếp đồ đạc
Trẻ sắp tất theo đôi, xếp thẳng đồ chơi ô tô hay xếp các vật dụng theo màu sắc, kích thước, hình dạng. Trẻ cũng thích mọi thứ có tổ chức và theo trật tự.
Điều này có ý nghĩa gì? Theo Linda Powers Leviton, chuyên gia về giáo dục năng khiếu thì trẻ là người có óc phân tích, tổ chức tốt và chú ý tới chi tiết. Trẻ có thể thường kiếm tìm những mô hình, kiểu mẫu, sớm có khả năng về toán và khoa học.
Làm sao để khuyến khích trẻ: hãy khám phá kế hoạch hoặc các trò chơi bao gồm các hình khối và liên kết như xâu chuỗi hay câu cá. Bạn có thể tìm thêm các trò chơi khuyến khích kĩ năng toán học và các thử nghiệm để thúc đẩy mầm non khoa học.
Hãy để trẻ chịu trách nhiệm sắp xếp dao dĩa thìa và can, lọ trong tủ búp phê. Đối với những trẻ thích sưu tầm, bạn có thể mua tủ nhựa nhiều ngăn kéo để trẻ có thể giữ các vật dụng như vỏ sò, đá, pha lê, và bất cứ thứ gì trẻ muốn đếm hay phân loại.
Trẻ nói không ngừng
Con bạn có thể có vốn từ vựng tốt, có thể bịa ra những câu chuyện phức tạp, tỉ mỉ và ít mắc lỗi ngữ pháp hay phát âm, theo ý kiến của Judy Galbraith, tác giả của cuốn Bạn biết con bạn có năng khiếu khi… Có thể con bạn nói nhanh và thường không nghỉ tới khi buồn ngủ. Trẻ thường cố gắng giành phần thắng trong cuộc tranh luận.
Điều này có ý nghĩa gì: sử dụng ngôn ngữ thành thạo có thể là dấu hiệu sớm của trẻ có năng khiếu. Đây cũng là chìa khóa thành công trong học tập và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Trẻ có năng khiếu thuyết phục, một ngày nào đó có thể chọn những lĩnh vực nghề nghiệp như luật hoặc báo chí.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ: có thể khuyến khích bằng việc bảo trẻ kể chuyện cho bạn nghe, sau đó bạn cùng con đọc sách. Bạn cũng có thể phỏng vấn trẻ và ghi âm hoặc ghi hình lại. Giúp trẻ viết thư cho gia đình và bạn bè.
Cùng với việc phát triển kĩ năng nói và viết, hãy dạy trẻ biết lắng nghe
Thường xuyên đưa trẻ tới thư viện và tìm mua những cuốn sách có tính thử thách với trẻ. Trẻ có thể thích những cuốn sách nhiều chữ ít hình, khác so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Lắng nghe tranh luận và suy diễn của trẻ - nhưng cần hạn chế thời gian nếu con bạn là người tranh luận không mỏi mệt. Và hãy tạo 1 vài khoảng thời gian yên lặng trong ngày cho cả nhà.
Con bạn nghịch mọi thứ
Trẻ bị thúc ép khám phá cách mọi thứ hoạt động – trẻ thích nghịch các nút bấm và bật. Đôi khi trẻ tháo rời mọi bộ phận rồi tìm cách lắp chúng vào. Trẻ thích xây dựng tòa tháp với đá và bị hấp dẫn bởi máy móc.
Điều này có ý nghĩa gì: có thể con bạn thích hình ảnh – không gian. Một đứa trẻ thích chắp nối có thể sẽ thành thợ sửa chữa, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà phát minh hoặc nhà khoa học trong tương lai. Hoặc trẻ có thể thiết kế bất cứ thứ gì từ cái lồng chuột tới chiếc lap top sành điệu.
Làm sao để khuyến khích trẻ: bạn hãy chuẩn bị đồ chơi xây dựng hoặc đá để trẻ có thể sáng tạo, phá ra rồi lại xây lại theo thiết kế riêng của mình. Bạn có thể khuyến khích con xây dựng tận dụng các loại hộp đã bỏ đi hay bất cứ thứ gì quanh nhà.
Đưa trẻ tới các trung tâm hoặc sân chơi thiết kế riêng cho những người thích khám phá. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu hoạt động của mọi vật bằng cách cho trẻ chơi những mô hình vật dụng an toàn như móc khóa và khóa hay đồ chơi có phím bấm và bật. Chỉ cho trẻ biết những vật dụng máy cơ khí khi gặp.
Để mắt tới trẻ vì những trẻ này sẽ với các công cụ điện hoặc cố gắng học về ổ điện bằng cách chọc dao nhọn vào đó.
Con bạn hay mơ tưởng
Trẻ dường như bị chìm đắm, mơ mộng với những chuyện thần tiên. Có thể trẻ thích đóng kịch, dành thời gian rảnh để vẽ và có nhiều ý tưởng để chia sẻ. Trẻ có thể sử dụng nhiều thứ theo cách mới lạ (như là đào đất bằng giày hoặc đựng đồ trong giày), hãy cởi mở với những ý tưởng khờ khạo kiểu này và nghĩ cách sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Điều này có ý nghĩa gì: tầm nhìn của con bạn không tập trung có thể vì trẻ đang ấp ủ những ý tưởng lớn. Nét hành vi này có thể là dấu hiện của thiên tài. Cuộc sống hàng ngày có thể trở nên nhàm chán với suy nghĩ của trẻ, nên trẻ muốn thoát ra, sống với thế giới ảo và khó khăn trong việc phân biệt hiện tại với thế giới ảo.
Tương lai, có thể con bạn sẽ theo nghề họa sĩ, diễn viên, nhà văn, nhà làm phim hoặc thời trang hay nhà thiết kế nội thất. Cũng có thể trẻ sẽ tận dụng trí tưởng tượng phong phú của mình và khả năng giải quyết vấn đề theo cách đổi mới hơn trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc khoa học.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ: hãy khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ dưới mọi hình thức. Hãy khuyến khích tài năng nghệ thuật của trẻ bằng cách mua thật nhiều vật dụng để có thể giúp trẻ mở rộng trí tưởng tượng. Cũng có thể để trẻ chơi nhạc và ca hát, thực nghiệm với các vật dụng khoa học
Đưa trẻ đi xem kịch và các buổi hòa nhạc, lắng nghe những câu chuyện kì thú của trẻ và có thể dàn cảnh (và làm khán giả) cho buổi trình diễn của con. Tận dụng những ngày nghỉ của cả gia đình để đưa trẻ tới các bảo tàng nghệ thuật.
Tuy nhiên bạn cần rõ ràng với trẻ khi nào bạn sẵn sàng nghe các câu chuyện sáng tạo của trẻ và khi nào bạn cần biết sự thật.
Con bạn thích trò chơi giải đố
Trẻ thích các trò giải đố hình ghép lắp hình. Khi tìm cách lắp hình, trẻ thường không cần thử và mắc lỗi nhiều mà lắp đúng vị trí hoặc gần đúng ngay từ lần đầu.
Điều này có nghĩa gì: Kĩ năng giải ghép hình cho biết trẻ có khiếu về thị giác không gian. Trẻ thích lối suy nghĩ có hình ảnh. Tương lai có thể trẻ sẽ trở thành thám tử tài ba, nhà khảo cổ học hoặc nhà khoa học nghiên cứu.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ: tiếp tục cho trẻ phát huy khả năng chơi các trò giải ghép hình và đừng quên sắm cho trẻ những đồ chơi liên quan tới giải quyết vấn đề không gian. Hay các trò chơi đố chữ, giải câu đố và giải những câu chuyện bí hiểm cũng rất tốt cho trẻ.
Con bạn là người thích là người chịu trách nhiệm
Con bạn dứt khoát về việc thực hiện việc gì đó. Trẻ thích quyết định khi chơi game, đóng kịch và hầu hết mọi việc.
Điều này có nghĩa gì: có thể con bạn có tư chất lãnh đạo bẩm sinh, điều này sẽ tốt cho trẻ khi đi học, chơi thể thao và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Theo Powers Leviton, một đứa trẻ lãnh trách nhiệm như vậy sẽ truyền cảm hứng đựợc cho người khác, nhìn mâu thuẫn từ nhiều khía cạnh khác nhau và tạo lập được 1 đội tốt nhất. Trong tương lai khả năng lãnh đạo của trẻ sẽ có giá trị trong kinh doanh, chính trị, tổ chức cộng đồng và công tác hòa giải.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ: bất cứ khi nào có thể hãy để con bạn làm lãnh đạo. Có thể trẻ muốn bạn đi bộ theo đường trẻ dẫn. Hãy để cho trẻ chịu trách nhiệm về 1 kế hoạch nhỏ nào đó trong gia đình như việc sắp xếp giá giày dép. Hãy để trẻ sắp xếp đồ đạc trong phòng riêng theo ý thích (trong một giới hạn nào đó). Bạn cũng có thể nhờ trẻ giúp đỡ giải quyết những vấn đề trong gia đình như: “Chúng ta luôn đi bơi bị muộn. Con có cách nào giúp chúng ta tới đó đúng giờ được không?”
Để trẻ hài lòng với vai trò lãnh đạo nhưng phải chắc chắn trẻ biết rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm khi sự việc liên quan đến an toàn và khi các vấn đề khác phức tạp trẻ phải thông báo với bạn
Và hãy để trẻ biết tới khái niệm đổi vai trò và biết lắng nghe để trẻ không bị bạn bè xa lánh vì tính ông chủ.
Con bạn không thể ngồi im
Trẻ thích hoạt động luôn luôn hoặc ít nhất là đứng lên. Trẻ thích thú mọi thứ ở những nơi trẻ di chuyển, chạm vào, cảm nhận và làm việc bằng chính bản thân
Điều này có ý nghĩa gì: đây có lẽ là đứa trẻ thích hoạt động thể chất, tức là thích tiếp nhận thông tin và hào hứng nhất khi có các hoạt động xảy ra.
Trẻ có thể sẽ thích hợp với các hoạt động như thể thao, vũ đạo, âm nhạc và đặc biệt là các kĩ năng phối hợp cơ thể. Tương lai, có thể trẻ sẽ bị thu hút bởi các nghề như dạy học, quản lí công viên hoặc đầu bếp.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ: hãy đảm bảo có nhiều hoạt động thể chất hằng ngày dành cho trẻ. Hãy thay đổi các hoạt động để trẻ không cảm thấy nhàm chán. Những trẻ như thế này có thể cũng sẽ thích thú khám phá âm nhạc qua chuyển động vì vậy hãy cho trẻ cơ hội hát và nhảy. Đối với những trẻ thích hoạt động đôi tay, bạn hãy để trẻ vẽ hoặc khắc trổ trên gỗ hoặc đá.
Một điều quan trọng không kém đối với những trẻ ưa hoạt động kiểu này là việc thiết lập thời gian làm trầm lại trước giờ ngủ nghỉ của trẻ. Hãy thử cho trẻ dùng bữa nhẹ như là sữa với ngũ cốc, 1 – 2 tiếng trước giờ ngủ. Sau đó cho trẻ tắm rửa, đọc sách và lên giường. Có thể cho trẻ nghe nhạc thư giãn để giúp trẻ nghỉ ngơi.
Khả năng của trẻ vẫn là điều bí ẩn với bạn
Nếu bạn không phát hiện thấy bất kì dấu hiệu nào, hãy thoải mái để trẻ có cơ hội bộc lộ tài năng tiềm ẩn.
Việc tham khảo phản hồi từ các thành viên khác về trẻ có thể sẽ cho bạn cái nhìn sáng suốt hơn. Có thể cô giáo mầm non sẽ cho bạn biết về khả năng nào đó của trẻ. Hay người giữ trẻ có thể đưa ra nhận xét về sự nhanh nhẹn của trẻ khi vui chơi hay ông bà sẽ chú ý tới sở thích yêu thiên nhiên của trẻ.
Bằng việc chú ý tới những mặt tài năng tự nhiên, bạn sẽ giúp trẻ được nhìn nhận, lắng nghe và thấu hiểu. Nhưng mục đích của bạn là yêu thương trẻ và giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình.
Theo BabyCenter
Medshop.Vn dịch
Đánh giá