17 January, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Hiểu biết về ngôn từ, hành vi và các khái niệm
Trẻ sơ sinh không thể hiểu ngôn ngữ của bạn hay hiều đầy đủ những điều bạn nói nhưng chúng học rất nhanh. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ bắt đầu lắng nghe tiếng nói của cha mẹ từ khi còn trong bào thai. Khi sinh ra, trẻ bắt đầu cảm nhận giai điệu và câu chữ để xác định bạn đang nói điều gì. Đồng thời, bé cũng dùng khả năng quan sát để khám phá những điều phức tạp hơn – như tình yêu, sự tin tưởng, thời gian và nguyên nhân, hệ quả - những điều vốn dĩ tồn tại trong thế giới vật lí và cảm xúc của bé.
Thời gian phát triển
Bé bắt đầu học cách tìm hiểu người khác nói gì, làm gì ngay từ lúc chưa được sinh ra. Trẻ sơ sinh không biết chính xác nghĩa của các từ bạn sử dụng nhưng sẽ xem xét cả thái độ của bạn – chẳng hạn niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, sự lo lắng, quan tâm và giận dữ. Khi 7 tháng tuổi, bé sẽ phản ứng khi được gọi tên và lúc được 8 -12 tháng, bé sẽ hiểu những chỉ dẫn đơn giản như “Không” hoặc “Đừng sờ”. Khoảng 24 tháng tuổi, bé sẽ có thể nói với bạn cụm 2- 3 từ. Khi lên 3, bé sẽ có vốn từ vựng khoảng vài trăm từ cũng như có tâm trạng tốt đối với một số thói quen và hoạt động hàng ngày, ví dụ đi chợ, lau dọn nhà cửa và biết đêm là thời gian đi ngủ.
Khả năng này phát triển như thế nào?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Mối khi tỉnh, bé đều sử dụng các giác quan của mình để nắm bắt thông tin mới về thế giới xung quanh. Bé sẽ chưa hiểu những thông tin được cung cấp từ người lớn và trẻ lớn nhưng chúng đang hình thành một kho dự trữ kiến thức mỗi ngày.
Thêm vào đó, trẻ cũng dần hình thành cảm tình với âm điệu người gần gũi nhất. Trẻ đáp ứng lại giọng nói, nụ cười và sự động chạm của bạn mỗi lần cho trẻ ăn. Và trẻ sẽ hình thành tương quan thực tế từ cách bạn phản hồi lại trẻ - cảm giác an toàn vì bạn tới bên mỗi khi trẻ khóc, nhìn trẻ với ánh mắt yêu thương và cho trẻ ăn khi chúng đói.
Khi các kĩ năng vận động của trẻ tiến triển, khả năng ghi nhớ sẽ tốt hơn, khoảng chú ý cũng dài hơn, khả năng nói cải thiện và các kĩ năng xã hội trở nên thuần thục hơn
.
2 – 3 tháng tuổi
Trẻ vẫn tiếp tục ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Hoạt động yêu thích của bé là xem xét tất cả những gì đang diễn ra quanh mình. Giờ trẻ đã hiểu rằng bạn sẽ dỗ dành, cho trẻ ăn và chơi với bé khi bé cần. Bé sẽ khiến bạn ngạc nhiên với nụ cười thực sự đầu tiên. Bé thích phản hồi lại những khám phá của mình bằng nụ cười và dần dần hiểu ra rằng mỉm cười là một cách thể hiện cho bạn biết bé hài long. 3 tháng tuổi, bé sẽ biết thêm hóng chuyện, tạo âm thanh thủ thỉ và ríu rít cùng với nụ cười, bắt đầu hình thành kiểu nói chuyện nguyên thủy.
4 – 7 tháng tuổi
Bé biết tên mình và hiểu rằng bạn đang nói chuyện với bé khi gọi tên. Bé sẽ phản hồi bằng cách hướng mặtv ề phía bạn. Trẻ cũng đang trở nên hài hòa hơn với giọng điệu của bạn. Khi bạn có vẻ hạnh phúc, trẻ sẽ phản ứng một cách thích thú và nếu bạn nặng lời với bé, bé sẽ buồn và có thể khóc. Lúc này, bé cũng đang bắt đầu phân biệt được sự khác nhau giữa những người lạ và người quen. Đó là vì sao trẻ có thể sẽ khóc khi được đặt vào tay người lạ.
8 – 12 tháng
Con bạn đang bắt đầu hiểu được những yêu cầu đơn giản. Hãy nói “không” khi bé thử chạm tay vào ổ điện chẳng hạn và bé sẽ dừng lại, nhìn vào mặt bạn – cũng có thế bé lắc đầu “không” để đáp lại.
Bé cũng sẽ kiểm tra phản ứng của bạn với những hành vi của mình – không phải bé hư hỏng mà chỉ là bé muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Bé ném thức ăn xuống sàn chỉ để xem bạn sẽ làm gì và sau đó ghi nhận phản hồi ấy vào trí nhớ của mình. Rồi tiếp sau bé sẽ test lại về việc nghịch nước để xem liệu bạn có hành xử giống như lần trước không.
Và trẻ cũng bắt đầu liên kết các cử chỉ với các hành động và từ vựng, như vẫy tay chào tạm biệt khi ai đó ra khỏi phòng hay lắc đầu để từ chối đồ ăn.
12 -18 tháng
Khi được 18 tháng tuổi, bé đã có thể hiểu và dùng một vài từ vựng (nói chung bé hiểu từ trước khi có thể nói được từ đó). Và bé sẽ có thể tuân theo chỉ dẫn của bạn, ngay cả nếu có 2 hành động tách biệt – ví như “Nhặt xếp hình lên và để vào rổ cho mẹ”.
19 – 23 tháng
Khi này, bé đã có thể hiểu những ý muốn của mình không phù hợp với của bạn. Bé sẽ thử tự khẳng định mình – như việc khoanh tay dưới nách khi bạn muốn con nắm tay mình.
Bé cũng sẽ bắt đầu hiểu những khái niệm đơn giản như không gian và kích thước. Điều này có nghĩa là bé có khả năng xếp các hình khối cơ bản và phân biệt được sự khác nhau giữa vòng tròn và hình vuông cũng như sắp xếp chúng theo phân loại hình khối.
Trẻ cũng khám phá ra cách thức hoạt động của các vật dụng: ví dụ, trẻ biết kéo đòn bẩy trong hộp đồ chơi thì chú hề sẽ bật ra. Kĩ năng mới này sẽ nhanh chóng xuất hiện khi trẻ sẵn sàng để tập đi vệ sinh.
Trước khi bé có thể bỏ bỉm, bé phải hình thành mối liên hệ giữa nhu cầu đi vệ sinh với việc dùng bô. Đồng thời, trẻ cũng sẽ hiểu rằng, khi đi tiểu, cảm giác tức tiểu sẽ biến mất và trở nên khô ráo. Ở tuổi này, bé cũng đang học về quá trình đi vệ sinh như trên.
24 – 36 tháng tuổi
Giờ đây trẻ đã hiểu khá tốt ngôn từ và hiểu nhiều hơn những gì có thể nói được. Các chuyên gia về phát triển nói rằng hầu hết trẻ 2 tuổi có vốn từ vựng ít nhất là 50 từ, đến 3 tuổi, con số này là 200. Lúc này, khả năng vận dụng ngôn ngữ của bé cũng tốt lên và bé bắt đầu chuyển hướng chú ý tới các khá niệm phức tạp hơn trong đó có khái niệm về các loại cảm xúc.
Giữa độ tuổi 2 – 3, bé sẽ biết các cách cơ bản xây dựng mối quan hệ xung quanh mình: yêu thương và tin tưởng. Bé biết rằng bạn và các thành viên khác trong gia đình quan tâm cũng như luôn ở bên bé. Những khái niệm này trẻ học được nhờ vào cách bạn đối xử với trẻ trong vài năm đầu đời. Bằng cách thể hiện tình yêu thương, đáp ứng các nhu cầu, giữ an toàn cho trẻ, bạn đã giúp bé trở thành một đứa trẻ lạc quan và chắc chắn.
Với việc quan sát bạn đi lại mỗi ngày, trẻ sẽ bắt đầu hiểu một số khía cạnh phức tạp hơn của đời sống hàng ngày chẳng hạn đi chợ mua thức ăn, thời gian đọc truyện và lau dọn nhà cửa. Bé cũng tăng nhận thức về cách nên đối xử với người khác. Nếu bạn muốn trẻ sẽ lớn lên trở thành một người tử tế và tốt bụng thì hãy đảm bảo mình cũng đối xử với trẻ và những người khác như vậy.
Điều gì tiếp sau đó
Trẻ biết được vô số các từ và khả năng nói không ngừng phát triển. Trong vài năm sau đó, thậm chí trẻ có thể hiểu được những ý kiến và tình huống phức tạp như đếm đến 10, kể ra sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế đồng thời hiểu các quy tắc.
Vai trò của bạn
Nói chuyện và đọc sách cho trẻ giúp bé tiếp thu tốt các kĩ năng giao tiếp. Hãy bắt đầu đọc sách cho con từ khi còn sơ sinh và bạn sẽ thúc đẩy được bé học ngôn ngữ cùng với các kĩ năng mới khi trẻ lớn hơn. Mặc dù bé sẽ không hiểu tất cả các từ hay theo mạch truyện nhưng bé sẽ biết rằng đọc sách là một cách thích thú, bình thản và tốt đẹp để dành thời gian với bạn.
Chơi đùa giúp trẻ học hỏi nhiều hơn về thế giới xung quanh. Hãy cho bé thử sức với các loại đồ chơi và trò chơi phù hợp lứa tuổi để khuyến khích sự phát triển về tinh thần và thể chất.
Hãy yêu mến và thể hiện tình yêu thương bao la và sự quan tâm sâu sắc tới con. Hãy tạo cho bé cảm giác an toàn và được yêu thương khi ở nhà. Đó là cách tốt nhất để nuôi dạy lên một đứa trẻ hạnh phúc và tự tin. Thêm vào đó, hãy tán dương các hành vi tốt nhiều hơn phê phán các hành động không tốt. Hãy thử khuyến khích bé thực hiện các hành vi bạn mong đợi nhiều gấp 4 lần việc thường xuyên điều chỉnh hành vi không tốt ở trẻ. Làm được điều đó, bạn cũng như bé sẽ thích thú với kết quả đạt được.
Khi nào cần lo ngại
Nếu, bé 2 tuổi mà không thể làm theo các chỉ dẫn đơn giản, nói được câu 2 từ, không biết giao tiếp mắt, không thể chỉ ra các bộ phận trên cơ thể và không biết làm gì với các vật dụng thông thường như điện thoại , bàn chải đánh răng hay thìa ăn, trường hợp này cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Và nếu 3 tuổi, trẻ không thể vận hành các trò chơi đơn giản, người lạ gần như không thể hiểu ngôn ngữ của bé, đi lại hoặc chạy chưa vững hay mất các kĩ năng đã có, bé cũng cần phải đi kiểm tra bác sĩ.
Medshop.vn dịch
Theo baybycenter
Đánh giá