Các nhà khoa học Phần Lan đã nghiên cứu thử nghiệm, đưa thêm những yếu tố tự nhiên vào sân chơi của trẻ, xem xét ảnh hưởng của chúng đối với hệ miễn dịch và hệ vi sinh vật của trẻ. Ghi nhận ban đầu cho thấy, thay đổi môi trường sống của trẻ là một cách tương đối đơn giản để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những trẻ được chăm sóc ở môi trường bên ngoài thường xuyên sẽ có điều kiện tiếp xúc, phát triển hệ vi sinh vật đa dạng. Có hệ miễn dịch tốt hơn, ít khi bị viêm nhiễm.
Lợi ích lâu dài về sức khỏe trong việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài vẫn chưa được chứng minh một cách đầy đủ. Nhưng những phát hiện ban đầu cho thấy, sự thay đổi môi trường sống và sinh hoạt có thể tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Sức khỏe trong trong môi trường tự nhiên
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 14/10/2020 trên tạp chí khoa học Science Advances, các nhà khoa học của Phần Lan đã bắt đầu thử nghiệm, xem xét, đánh giá việc thêm những yếu tố tự nhiên vào ở môi trường sân chơi bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hệ vi sinh vật của trẻ. Với 75 trẻ em được theo dõi tại 10 trung tâm chăm sóc trẻ em ban ngày ở hai thành phố của Phần Lan. Các nhà khoa học đã có 6 cơ sở kiểm soát, giám sát với một nửa là cơ sở chăm sóc trẻ em ban ngày hướng về thiên nhiên, còn lại là cơ sở chăm sóc trẻ em ban ngày ở đô thị tiêu chuẩn. 4 cơ sở chăm sóc trẻ em còn lại có ít hoặc không có yếu tố tự nhiên can thiệp dùng để đối chiếu sự thay đổi. Các nhà khoa học đã cho bao phủ các phần sân chơi của trẻ ở môi trường bên ngoài bằng sỏi, đất cát với nền tương tự như rừng, đồng thời những người trồng cây có trách nhiệm trồng các loại cây hàng năm cùng với khối than bùn mà trẻ có thể đào bới hay trèo lên trên đó. Trẻ em được dành khoảng thời gian trung bình 90 phút ở môi trường bên ngoài để sinh hoạt ban ngày trong suốt quá trình 28 ngày nghiên cứu, sau đó các nhà khoa học lấy mẫu xét nghiệm da và xét máu ghi nhận kết quả. Kết quả cho thấy, trẻ từ ngày được tiếp xúc với môi trường bên ngoài có can thiệp thì tỷ lệ chất protein của hệ thống miễn dịch chống viêm nhiễm cao hơn so với chất protein chống viêm nhiễm bình thường. Tỷ lệ này tương đồng với tỷ lệ được tìm thấy ở trẻ trong trường hợp được chăm sóc, tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Vấn đề này tương xứng với sự đa dạng vi sinh vật hiện diện trên da của trẻ.
Kết quả nghiên cứu về giả thuyết đa dạng vi sinh học
Nghiên cứu việc giúp nâng cao sự hiểu biết khoa học về ảnh hưởng của môi trường sống đối với phản ứng miễn dịch và hệ vi sinh vật cũng đã được các nhà khoa học thực hiện. Đây là một nghiên cứu thử nghiệm cho giả thuyết đa dạng vi sinh học có nội dung tương tác tiếp xúc với môi trường tự nhiên sẽ làm phong phú hệ vi sinh vật của con người, giúp cân bằng hệ thống miễn dịch, con người được bảo vệ tốt hơn để khỏi bị mắc các bệnh có liên quan đến dị ứng và viêm nhiễm.
Thông thường, các vi sinh vật sống trong đất thích nghi với đất, vi sinh vật sống ở chó cảnh thích nghi với chó cảnh... mà không phải là con người. Nếu các loại vi sinh vật đưa vào cơ thể con người thì chúng không có khả năng tồn tại được lâu.
Để trẻ chơi dưới đất có khỏe mạnh hơn?
Các nhà khoa học ghi nhận, nếu cho trẻ chơi tiếp xúc với bụi bẩn ở trong rừng thì có thể kích thích các tác nhân điều chỉnh hệ miễn dịch. Tuy vậy, vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu thêm, để chứng minh liệu những đứa trẻ này có thực sự khỏe mạnh hơn về lâu về dài hay không.
Tiến sĩ Purna C. Kashyap, giám đốc chương trình vi sinh vật của Mayo Clinic băn khoăn, liệu để trẻ chơi dưới đất thì điều này có thể giúp cho hệ miễn dịch của con người chống lại sự nhiễm trùng và bệnh tật trong suốt cuộc đời của họ hay không. Ông cho rằng, hoạt động này có thể dẫn đến khả năng bị nhiễm các bệnh thấp hơn, nhưng đó không phải là một phép loại suy dễ dàng. Thách thức đối với những loại hình nghiên cứu này là phải cần theo dõi liên tục hàng chục năm để tổng kết, đánh giá những đứa trẻ có khả năng sinh hoạt như thế nào trong thời gian lâu dài, thay vì ngắn hạn.
Trong khi chờ đợi các nghiên cứu về phơi nhiễm đa dạng vi sinh học và hệ miễn dịch, chúng ta vẫn có thể khuyến khích trẻ dành thời gian sinh hoạt, vui chơi trong môi trường tự nhiên.
Một nghiên cứu cho thấy, nếu để trẻ được sinh hoạt, vui chơi ở môi trường bên ngoài, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ thấp hơn, giảm một số nguy cơ về thị lực; trẻ sẽ vui hơn khi được hòa mình vào không gian khoáng đạt của tự nhiên.
BS. NGUYỄN VÕ HINH
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nguy hiểm khi vệ sinh “cô bé” sai cách
Sức khỏe phái đẹp và những thăng trầm cần lưu ý
Đánh giá