19 October, 2021 0 nhận xét Nhận xét
Nên: để ý dấu hiệu buồn ngủ
Nếu em bé nhà bạn ngáp, bạn có thể biết đó là lúc để bé ngủ. Tuy nhiên còn có những dấu hiệu khác: dụi mắt, khóc và nhõng nhẽo cũng là những dấu hiệu bé sơ sinh buồn ngủ. Những em bé tỏ ra quá mệt mỏi thường khó để đi vào giấc ngủ, do đó hãy để ý những dấu hiệu này. Những em bé nhiều tháng tuổi hơn thường hành động vụng về, bám mẹ và hiếu động hơn bình thường.
Không nên: để cho bé nhà bạn buồn ngủ khi ngồi trên xe
Sẽ ra sao nếu bé ngủ trên xe? Một giấc ngủ ngắn sẽ không sao, tuy nhiên đừng để bé ngủ qua đêm. Cách an toàn nhất ở đây sẽ là đặt bé nằm ngửa trên mặt cứng của đệm. Làm vậy sẽ giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Nên: biết rằng các em bé sẽ ngủ rất nhiều
Ban đầu có vẻ không như vậy. Nhưng em bé sơ sinh có thể ngủ đến 16 tiếng đồng hồ một ngày, chỉ thức khi ăn hoặc thay tã. Khi bé lớn hơn sẽ ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Trước 6 tháng tuổi các em bé cần ngủ xuyên đêm cộng với 2 đến 3 giấc ngủ ngắn ban ngày. Tuy nhiên đừng lo lắng nếu bé không như vậy: các em bé thường khác nhau.
Không: lợi dụng thời gian giấc ngủ ngắn của bé để đi đâu đó
Có thể bạn khó tránh khỏe việc dùng thời gian chợp mắt để đi đâu hoặc làm việc vặt, và điều đó không sao nếu chỉ xảy ra vài lần. Tuy nhiên, nếu thường xuyên như vậy sẽ khiến cho bé thiếu thời gian để ngủ. Nếu bé luôn trông có vể mệt mỏi và bạn có việc cần làm, hãy giảm bớt việc hoặc thay đổi lịch trình của bạn. Hoặc bạn có thể thuê người trông trẻ hoặc nhờ bạn bè giúp đỡ để em bé có thể chợp mắt thường xuyên hơn.
Nên: cho bé ăn, nghỉ ngơi, rồi cho bé ngủ
Bé thường sẽ ngủ sau khi được cho ăn. Cho bé sơ sinh bú bình để ngủ thường là một cách hay. Tuy nhiên theo thời gian, đó sẽ trở thành cách duy nhất để bé ngủ. Bé cần học cách ngủ của riêng mình. Hãy cố tách thời gian cho bé ăn và ngủ ra cho dù chỉ là một ít phút. Hãy đọc truyện hoặc thay tã cho bé trong khoảng thời gian đó.
Nên: kéo dài thời gian chợp mắt
Bé nhà bạn trên 6 tháng tuổi và vẫn ngủ nhiều giấc tầm 20 phút trong ngày? Hãy khuyến khích bé chợp mắt lâu hơn.
Nên: đặt lịch
Sắp xếp lịch ngủ cho bé và luôn theo sát nó bất cứ khi nào có thể. Hãy giúp bé có giấc ngủ ngắn chất lượng hơn bằng cách:
Ngủ theo giờ nhất định mỗi ngày
Tránh cho bé ngủ vào cuối giờ chiều. Nếu bé nhà bạn gặp vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm, hãy cho bé ngủ ngắn sớm hơn và thức bé dậy trước khi có giấc ngủ dài vào buổi tối.
Hãy dùng chiếc giường ngủ cho bé vào bạn đêm và cho giấc ngủ ngắn, do đó bé sẽ nghĩ là mình cần ngủ khi được đặt vào đó.
Không nên: vội vàng
Hắt hơi, nấc cụt, khóc lóc, thở dài và kể cả hét lên the thé thường là những âm thanh của bé khi ngủ. Bạn có thể không cần cuống quit lên trong trường hợp này. Kể cả là làm ầm ĩ lên hoặc khóc có thể là hiện tượng bình thường khi bé đang ngủ. Hãy đợi một chút trước khi kiểm tra trừ khi bạn nghĩ bé đang gặp nguy hiểm, khó chịu hoặc đang đói.
Nên: đặt bé xuống khi bé đang thức
Sau một ít tuần, bé nhà bạn không cần phải vào trạng thái ngủ khi bạn đặt bé xuống. Bé chỉ cần ở trạng thái buồn ngủ là được. Bạn sẽ dạy cho bé cách tự đi vào giấc ngủ mà không cần bạn ôm, đung đưa hay cho ăn. Điều này cũng giúp cho bé học cách ngủ lại khi tỉnh dậy trong giấc ngủ vào ban đêm.
Nên: chú ý an toàn
Nếu bé nhà bạn ngủ trên ghế, giường của bạn, đệm nước hay trên sàn nhà, hãy đưa bé đi chỗ khác. Đó là những nơi không an toàn cho bé khi ngủ. Luôn luôn để bé nằm ngửa khi ngủ để ngăn ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh. Di chuyển chăn, gối, thú bông. Hay bất kì vật dụng mềm nào khỏi giường ngủ của bé. Không đặt bé ngủ với những trẻ hoặc thú cưng khác.
Theo Webmd
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Ho ở trẻ em: Nguyên nhân và những sai lầm thường gặp
10 mẹo đơn giản giúp tạm biệt da khô vào mùa đông
Mang thai đi bộ nhiều có tốt không?
Cách xử trí đúng khi trẻ bị nhức đầu cha mẹ cần biết
Đánh giá