Không cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước
Nhiều gia đình có thói quen cho bé uống thêm nước khi bú, hoặc bổ sung nước cho bé sau các cữ bú để bé đỡ khát hoặc để tráng miệng cho bé. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng sự thật đây là điều không tốt cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Cho trẻ sơ sinh uống nước khiến bé có nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Nguồn nước có thể không sạch và khiến bé bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cho bé bị no và bú mẹ ít đi, hoặc ngưng bú sữa mẹ, từ đó bé kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cho bé uống thêm nước sau mỗi cữ bú dễ khiến bé bị trớ hay bị sặc. Mặt khác, nếu các bà mẹ cho con uống nước thay vì bú cũng sẽ khiến mẹ dần ít sữa trong tương lai.
Sữa mẹ chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng (sữa đầu mỗi cử bú). Do đó, bất cứ khi nào người mẹ cảm thấy con mình khát, mẹ có thể cho con bú. Điều này sẽ thỏa mãn “cơn khát” của bé và tiếp tục bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Bé không cần uống thêm nước trước khi được 6 tháng tuổi, ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng. Đây cũng là một trong những lý do mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Một đứa trẻ được coi là bú mẹ hoàn toàn khi chỉ nhận sữa mẹ, không có bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng bổ sung nào, ngay cả nước; ngoại trừ khi trẻ cần dùng thuốc, dung dịch bù nước đường uống, thuốc nhỏ, xi-rô vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. Khi cho con bú nghĩa là mẹ đã cho bé uống tất cả lượng nước mà bé cần, đồng thời cung cấp nước an toàn và bảo vệ bé chống lại bệnh tiêu chảy.
Bé không cần uống thêm nước trước khi được 6 tháng tuổi
Cho trẻ uống nước với số lượng lớn thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nước uống, đó là tình trạng các chất điện giải (như natri) trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật .Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể - những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.
Thận trọng sử dụng tã quấn quá kín
Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ. Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Không rung lắc ru ngủ, nằm rôi rung với dao động mạnh
Rung lắc trẻ khi nựng, khi ru ngủ, hay khi dỗ dành trẻ là thói quen xấu của không ít phụ huynh, do lầm tưởng làm vậy bé sẽ thích. Sự thật là: rung lắc trẻ càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, thậm chí tử vong do giập não, phù, chảy máu trong não, dẫn đến tử vong. Những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây. Những tổn thương này rất khó có thể phát hiện, trừ trường hợp nặng. Nhưng khi lớn, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng và nhận thức.
Tránh để con nằm cùng cha mẹ
Rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ. Các chuyên gia cho biết rằng điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều oxy hơn so với trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, nếu để trẻ nằm giữa, trẻ khó thở vì không lấy được oxy. Hơn nữa, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm.
Vì vây, bạn cần phải có sự quan sát và theo dõi thường xuyên về tình hình của con, đặc biệt trong thời gian đầu, bạn nên xem thử bé có thích nghi được với việc ngủ riêng hay không thì mới áp dụng từ từ để tránh tình trạng tâm lý con hoảng sợ, la khóc gây ảnh hưởng sức khỏe.
Hạn chế dùng chất tẩy để giặt quần áo cho trẻ
Trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Những chất này đều có tác dụng gây ức chế mạnh mẽ. Nếu giặt không sạch rất có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng. Chính vì vậy, không nên dùng các chất này để giặt quần áo cho trẻ.
Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ
Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào; hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương…
Không nên tắm quá kỹ cho trẻ
Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng. Dưới da có rất nhiều mạch máu, nếu tắm cho trẻ quá kỹ bằng xà phòng chứa nhiều kiềm mạnh sẽ khiến da mẩn đỏ và giảm chức năng bảo vệ.
Muốn con có giấc ngủ ngon và sâu, mẹ không nên tắm cho bé trước khi đi ngủ. Thói quen xấu này khiến bộ não hưng phấn, trẻ ham vui chơi, hoạt động nhiều hơn thay vì chìm vào giấc ngủ. Thời điểm tắm sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và làm chậm quá trình giải phóng hormone. Đặc biệt, sau khi tắm dù đã được lau khô đầu nhưng bé vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm.
Tắm cho bé mỗi ngày là cách để làm sạch cơ thể. Nó cho phép bé cảm nhận được sự kích thích giác quan. Hỗ trợ cho nhận thức và thúc đẩy sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý 2 điểm sau:
- Không tắm quá 15 phút và nhiệt độ nước không quá nóng quá lạnh để bé không cảm lạnh.
- Đặc biệt là trong quá trình tắm, sự tương tác giữa mẹ và em bé là vô cùng cần thiết. Việc tiếp xúc da, trò chuyện khi tắm là sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái sâu sắc hơn, tăng cảm giác an toàn cho bé.
Cần thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé
Bé mới sinh không ý thức được giờ giấc. Ngược với mong đợi của mẹ, bé có thể thức vào ban đêm rồi ngủ vào ban ngày. Trong vài tuần đầu tiên, rất khó để mẹ có thể thay đổi thói quen này của bé. Nhưng bạn có thể khuyến khích thiết lập thói quen ngủ tốt của bé bằng các cách sau:
Giúp bé phân biệt sự khác nhau giữa ngày và đêm: Vào ban ngày, khi bé tỉnh thức: Làm vệ sinh, thay đồ cho bé, giúp bé hiểu rằng đây là khởi đầu của một ngày mới. Không rón rén, giữ yên lặng, mà hãy để bé nghe được âm thanh của cuộc sống thường nhật như tiếng nói chuyện, tiếng nhạc, tiếng máy giặt…Trò chuyện, chơi đùa, tương tác nhiều với bé.
Tránh để phòng bé tối như vào ban đêm.Vào ban đêm: Cho bé lên giường vào giờ cố định mỗi ngày. Tắm mát, matxa, thay đồ sạch sẽ, cho bé nghe nhạc dịu nhẹ là những cách thiết lập thói quen đi ngủ của bé, giúp bé nhận thức sự kết thúc của một ngày. Tránh nói chuyện, tương tác khi cho bé bú đêm. Giữ ánh sáng và âm thanh dịu nhẹ.
Nhận dạng dấu hiệu buồn ngủ của bé:Trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé thường không thể thức nhiều hơn hai tiếng mỗi lần. Nếu thức dài hơn thời gian trên, bé có thể quá mệt và cáu bẳn, khó ngủ ngon. Vì vậy, mẹ hãy học cách nhận dạng những dấu hiệu buồn ngủ của bé để kịp thời đáp ứng nhu cầu ngủ của bé.
BS . Nguyễn Hương Lan
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Những lợi ích không thể bỏ qua của Omega 3 đối với sức khỏe
Hãy để trẻ ăn, đừng bắt trẻ ăn
Tập gym mùa nắng nóng: Coi chừng nhập viện
Tâm lý trị liệu có thể giúp giảm viêm trong cơ thể
Đánh giá