08 October, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là tình trạng phổ biến hiện nay. Dù mẹ cho bé ăn thực đơn phong phú đầy đủ, nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ kém, cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
“Thủ phạm” khiến trẻ kém hấp thu
Tình trạng trẻ kém hấp thu khiến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển như kẽm, vitamin nhóm B, lysin,… Từ đó sức đề kháng của trẻ bị giảm, dễ bị mắc bệnh hơn, việc phát triển chiều cao và trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ kém hấp thu:
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vi chất
Trẻ phải ăn dặm quá sớm, mẹ không tập cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp, hoặc tính dị nguyên cao như các loại hải sản, lòng trắng trứng, nhất là ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chế độ ăn không cân bằng 4 nhóm thực phẩm, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
Vì khẩu phần ăn không đủ chất, cơ thể bé bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như kẽm, magie, canxi,…làm trẻ ăn không ngon miệng, gây mệt mỏi, chán ăn, làm khả năng hấp thu kém đi.
Loạn khuẩn đường ruột
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa
Hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa chất độc hại, bị ôi thiu … sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.
Thiếu enzym
Thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi có enzym hay men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy,… tiết ra. Thiếu enzym sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
Do bệnh lý
Nếu trẻ bị mắc bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hoặc trẻ phẫu thuật cắt đoạn ruột, điều trị bệnh bằng tia xạ… cũng gây ra tình trạng hấp thu kém ở trẻ.
Để trẻ hấp thu tốt hơn
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ biếng ăn, thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, sút cân, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết, phân có mùi tanh thì phụ huynh nên có những biện pháp chăm sóc phù hợp để hệ tiêu hóa non nớt của bé ổn định trở lại.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều tránh làm trẻ sợ ăn.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi thay đổi loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít một rồi tăng dần để bé quen. Nếu trẻ có biểu hiện kém hấp thu thì tạm ngừng rồi thử lại sau.
Sau thời gian dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ trên 24 tháng.
Vận động thường xuyên: Cho trẻ chơi và hoạt động thể chất giúp ruột co bóp nhiều hơn, trẻ ăn ngon miệng và quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Cần bỏ thói quen xấu như cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, nịnh trẻ bằng đồ chơi, điện thoại để trẻ ăn, kéo dài bữa ăn quá lâu… để hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Các chấn thương chi dưới thường gặp khi tập luyện
Các thực phẩm hỗ trợ giảm trầm cảm
Ham muốn tình dục của nam giới thay đổi thế nào?
Đánh giá