18 April, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Là bậc cha mẹ, bạn dễ dàng là người đầu tiên phát hiện bất kì vấn đề về phát triển kĩ năng vận động con gặp phải – điều này rất quan trọng vì càng phát hiện sớm các trục chặc sẽ càng có cơ hội tốt nhất để cải thiện tình hình, theo Gay Girolami, giám đốc điều hành trung tâm Pathways tại Illinois. Biết về các kĩ năng vận động ở trẻ cũng như thời gian phát triển các kĩ năng ấy sẽ giúp cha mẹ phát hiện các sự trì hoãn phát triển nếu có.
Trẻ tập đi đạt được các kĩ năng vận động trong khoảng thời gian có thể dự đoán được: đầu tiên là tập đi, sau đó đến chạy rồi leo trèo, tiếp đến là nhảy bằng cả 2 chân, chẳng hạn vậy. Trình tự này có thể không thay đổi song tốc độ phát triển ở mỗi trẻ lại rất khác nhau. Và khi một trẻ tập đi phát triển muộn ở một mốc cơ bản nào đó, như biết đi chẳng hạn, rất khó để nói liệu rằng đó là do cá nhân trẻ hay thực sự là có vấn đề.
“Để nghĩ đến các rối loạn vận động, cần xem xét 2 hạng mục – chất lượng và số lượng”, Andrew Adesman, trưởng khoa phát triển và hành vi trẻ nhỏ, bệnh viện Schneider Children tại New York.
Rối loạn chất lượng, Adesman nói, là thứ gì đó không bình thường trong nội tại của vấn đề. Chẳng hạn, độ cứng nhắc nghiêm trọng của một hoặc 2 chân là dấu hiệu của một vấn đề ở bên kì lứa tuổi nào- trẻ sơ sinh, trẻ tập đi hay trẻ đi lớp.
Rối loạn về số lượng, ngược lại, là khi hành vi của con bình thường nhưng thời gian như ngừng lại. Ví dụ, bò là hoạt động phát triển bình thường nhưng trẻ vẫn chỉ bò khi đã 18 tháng tuổi mà không có dấu hiệu tập đi thì rất có thể là có vấn đề.
Sau đây là 10 dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về phát triển kĩ năng vận động. Hãy cho bé tới bác sĩ nếu có bất kì lo lắng hay thắc mắc gì.
Kĩ năng vận động của trẻ đang suy thoái
Những gì bạn có thể lưu ý
Sức khỏe thể chất và các kĩ năng vận động của trẻ tiến triển lên dần. Sự suy giảm vận động (bao gồm suy giảm thể lực hay sự nhanh nhẹn mà không phải do các nguyên nhân có thể xác định được như ốm đau) là điều không bình thường – nhưng khi nào thì vấn đề trở nên nghiêm trọng. Theo Adesman, “thực tế, đây là một trong số rất ít các dấu hiệu rõ ràng đáng quan tâm”. Nếu con bạn muốn một chai sữa, núm vú giả hay tã bỉm khi đối diện với một trẻ sơ sinh mới trong nhà, đừng lo lắng – bé chỉ hành động thể hiện ra ngoài nỗi lo lắng có thể hiểu được của bản thân cũng như phản ứng ra một thông điệp rõ ràng rằng đứa nhỏ kia nhận được nhiều sự quan tâm hơn mình. Nhưng sự suy giảm về vận động và thể chất lại khác. “Nếu một đứa trẻ học được cách leo trèo và 4 tháng sau đó lại mất đi khả năng này thì điều đó bất thường. Khi đó, cần phải cho bé đi kiểm tra y tế đầy đủ”, Adesman cho hay.
Điều gì gây ra hiện tượng trên
Một trẻ tập đi từ chối dùng các kĩ nằng nhất định đã có đôi khi chỉ là thể hiện sự tức giận hay lo lắng nhưng sự suy giảm kĩ năng vận động thực sự có thể là một dấu hiệu của rối loạn thần kinh nghiêm trọng như động kinh hoặc viêm não, hay một bệnh tiến triển chẳng hạn ung thư hay u não
Những lời khuyên của bác sĩ
Bước đầu tiên cần làm là thực hiện đầy đủ các xét nghiệm y học cho trẻ, bao gồm đánh giá về độ linh hoạt của khớp, đánh giá sức mạnh của cơ, và cử động, xét nghiệm về thần kinh cũng như tìm hiểu các vấn đề phát triển khác. Sau đó, bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán khác nữa dựa vào các chẩn đoán và kết quả có được.
Con bạn có vẻ co cứng
Những điều lưu ý
Nếu trẻ có vẻ căng cứng được miêu tả là trương lực cơ cao (tăng trương), nghĩa là các cơ của trẻ bị căng cứng kinh niên.
Bạn sẽ chú ý thấy rằng bé nắm tay chặt hay dường như không thể thả lỏng các cơ. Ví dụ, trẻ gặp vấn đề khi di chuyển các đồ vật hay khó di chuyển từ chỗ này tới chỗ khác. Đồng thời chân của bé hay bắt chéo (going chiếc kéo) mỗi khi bạn bé con.
Nguyên nhân
Căng cứng leo trèo là dấu hiệu phổ biếng của hiện tượng co cứng do bại não, một rối loạn di chuyến hoặc phối hợp được chẩn đoán ở khoảng 10.000 trẻ em Mỹ mỗi năm.
Bại não co cứng, một bất thường ở não gửi đi các tín hiệu cho cơ thể hoạt động quá mức ở các nhóm cơ nhất định. Đôi khi, có thể là do một số nguyên nhân đặc biệt như sinh non, nhưng trong hầu hết các trường hợp là do những bất thường không rõ ràng trên não.
Khoảng 1 nửa trẻ bị ảnh hưởng thuộc dạng bại não nghiêm trọng, nghĩa là trẻ cần xe tập đi, xe lăn để di chuyển. Các trường hợp khác nhẹ hơn. Một số trẻ gặp phải các bất thường về phát triển khác như chậm phát triển tâm thần hay suy giảm thị giác, thính giác.
Lời khuyên của bác sĩ
Phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bại não là vật lí trị liệu giúp làm giảm và thả lỏng sự căng cứng, hoạt động cơ quá mức và hướng dẫn trẻ để đạt được các kĩ năng vận động và thực hiện các chức năng hiệu quả hơn – chia sẻ của chuyên gia liệu pháp vật lí trị liệu Gay Girolami.
Bà cho rằng “chúng ta tạo ra môi trường để thúc đẩy bé và tổ chức các hoạt động để trẻ có thể thực hành theo nhiều cách khác nhau. Một đứa trẻ sẽ duỗi thẳng khủy tay bằng cách với qua đầu để ném quả bóng. Bé cũng sẽ làm như vậy nếu chơi xe kút kít trên sàn nhà”.
Matxa và yoga có thể giúp cải thiện độ dài và linh động của các cơ, Girolami cho biết
Botuinum toxin (thường biết đến với tên Botox) có tác dụng tạm thời làm tê liệt các cơ bắp cũng hữu ích trong trường hợp này. Nó được dùng với trẻ 18 tháng tuổi trở lên.
Thuốc này được tiêm trực tiếp vào cơ của bé, ví dụ gân nhượng chân. Nó "đóng băng" hoạt động của cơ bắp tạm thờimở cánh cửa sổ 2 – 4 tháng trong khi trẻ có thể luyện tập các bước di chuyển đặc biệt để kéo dãn các cơ và xây dựng các cơ đối. Tạo sự cân bằng giữa 2 nhóm cơ đối hỗ trợ nhiều hơn các giới hạn chức năng.
“Botox là một phương pháp điều trị y tế tương đối mới và đầy hứa hẹn”, Adesman cho hay. “Các bác sĩ giờ đây chỉ là hiểu biết tốt hơn về cách sử dụng để mang lại lợi ích tối đa cho trẻ em bại não”.
Thuốc thả lỏng cơ có thể được kê đơn cho người lớn mắc bại não nhưng hiếm khi được sử dụng cho trẻ tuổi tập đi vì thuốc có thể gây ra buồn ngủ
Các cơ bắp của trẻ mềm và lỏng lẻo
Những điều cần lưu ý
Khi cơ bắp của con có vẻ lỏng lẻo và nhão thì được gọi là trương lực cơ thấp. Theo bác sĩ Adesman “bạn có thể cảm thấy sức phản kháng của bé yếu hơn mong đợi khi bạn cố gắng nâng, di chuyển tay hoặc chân của bé. Nếu bạn nhấc bé dưới cánh tay đáng lẽ sẽ cảm thấy vững chắc và xoay bé lên. Nhưng nếu một đứa trẻ trương lực cơ thấp sẽ khién bạn cảm thấy như bé đang trượt khỏi tay mình”. Trong trường hợp nhẹ cũng có thể được chẩn đoán là phát triển muộn, sự yếu do trương lực cơ thấp trở nên đáng chú ý – bé 2 tuổi mà không thể lái xe đạp bánh to tay lái thấp hay trẻ lớn hơn mà không thể trượt patin.
“Trẻ với trương lực cơ thấp không di chuyển hiệu quả mọi lúc, vì vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề giống như là mất thăng bằng, thiếu sự kết hợp, sức mạnh cơ thấp và thời gian phản ứng chậm”, theo nhà vật lí trị liệu Girolami.
Nguyên nhân
Các bác sĩ không biết nhiều về nguyên nhân của trương lực cơ thấp. Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn như hội chứng Down và loạn dưỡng cơ sẽ được chẩn đoán khi trẻ bước vào tuổi tập đi. Phổ biến nhất là giảm trương lực lành tính bẩm sinh, cơ bản có nghĩa là không có nguyên nhân xác định cho hiện tượng trương lực cơ thấp và nó cũng không là dấu hiệu của một sự trì hoãn phát triển nghiêm trọng nào. Trẻ bị trương lực cơ giảm sẽ có một vài sự trì hoãn mốc phát triển vận động như nhảy hoặc trèo. Trong nhiều trường hợp, vấn đề sẽ tự được giải quyết theo thời gian và không gây ra các rối loạn phát triển nghiêm trọng nào.
Lời khuyên của bác sĩ
Khi một đứa trẻ tập đi được chẩn đoán giảm trương lực lành tính bẩm sinh, lời khuyên của bác sĩ thường là từ từ để đợi bé di chuyển. Trẻ với trương lực cơ giảm cần nhiều tập luyện để hình thành sức mạnh và sức chịu đựng cũng như đánh bại sự yếu cơ. Girolami nói rằng, trẻ có thể tham gia nhiều dạng bài tập khác nhau “các lớp tập thể dục, bơi lội hay bất cứ hoạt động nào sẽ giúp trẻ ở đỉnh cao của sức mạnh và năng lượng”. Một đứa trẻ với trương lực cơ thấp có thể không bao giờ khỏe mạnh và phối hợp tốt như các bạn bè cùng trang lứa, song việc tăng cường sức mạnh các cơ giảm trương lực sẽ giúp trẻ nắm vững các kĩ năng vật lí mới khi trẻ lớn hơn – như đi xe đạp, đu xà, v.v
Trẻ vẫn chưa biết đi
Điều cần lưu ý
Nếu phát hiện con bạn vẫn chỉ biết bò, lê mông trong khi những đứa trẻ cùng tuổi khác đã biết di, có lẽ bạn nên quan tâm tới sự phát triển vận động của con. 18 tháng tuổi chưa biết đi có thể coi là bất thường hoặc bình thường, Adesman cho hay, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của điều gì đó sai sót.
Nguyên nhân
Nếu trẻ tuổi tập đi phát triển bình thường theo những cách khác nhau thì có thể chỉ là bế chưa có đủ sự khuyến khích hoặc cơ hội.
Gay Girolami cho biết “Tôi luôn luôn nhìn vào các yếu tố gia đình hoặc môt trường. Có thể gia đình bạn bận rộn và trẻ dành hầu hết thời gian ở trong địu trẻ em do đó bé học cách với ra xung quanh bằng các đầu ngón chân. Khi tới giai đoạn đứng, bé gặp vấn đề do thân người và cơ xương chậu không được làm việc đủ” (Một vài chuyên gia phản đổi dùng địu trẻ em vì lí do này).
Tương tự với xe tập đi, có vẻ giống như nó giúp trẻ học cách đi nhưng lại không phải vậy. Viện Nhi Khoa Mỹ khuyên các bậc phụ huynh không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ vì chúng không an toàn và cũng không giúp trẻ phát triển các cơ cần thiết để nắm được kĩ năng đi.
Thêm vào đó, còn có các yếu tố môi trường khác nữa cần cân nhắc. Girolami cho rằng “Hầu hết trẻ đều rất muốn biết đi – nhưng một trẻ được bế ẵm và địu nhiều hoặc ngồi xe đẩy nhiều thì ước vọng muốn đi sẽ giảm xuống”.
Bạn có thể tìm hiểu các cách khác nhau để khuyến khích trẻ phát triển kĩ năng đi.
Cả trương lực cơ thấp và cao đều gặp khó khăn để học đi. Nếu trương lực cơ quá thấp, đứa trẻ sẽ phải rất vất vả để đạt được thăng bằng và điều khiển trọng lực vì chân tay bé mềm nhẽo. Còn nếu trương lực cơ quá cao hay một số nhóm cơ nhất định quá hoạt động, chân tay bé sẽ rất cứng nhắc và phải rất khó khăn để duy trì sự cân bằng. Trong rất hiếm trường hợp, các bác sĩ chẩn đoán bé gặp các vấn đề về hông khi trẻ không biết đi.
Biết đi muộn cũng có thể liên quan tới các vấn đề về phát triển như thiểu năng trí tuệ.
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu bạn lo ngại con mình chậm biết đi, đầu tiên cần cho bé tiến hành kiểm tra y tế bao gồm kiểm tra về thần kinh và đánh giá phản xạ, tư thế và trương lực cơ của trẻ. Bác sĩ sẽ cân nhắc các vấn đề về phát triển khác ở trẻ như khả năng ngôn ngữ, các kĩ năng vận động và xã hội.
Adesman cho rằng “Biết đi muộn không hẳn là điều tồi tệ. Một đứa trẻ biết đi muộn thường cũng sẽ ngồi và bò muộn – đó có lẽ không phải là mốc lỗi nhịp đầu tiên bạn chú ý”. Vì lý do này, bác sĩ sẽ xem xét khả năng biết đi của bé cùng với các kĩ năng khác và cố gắng tìm ra nơi trẻ tiếp tục phát triển kĩ năng vận động.
Nếu bác sĩ lưu ý với bạn rằng tay chân của bé quá cứng hoặc mềm, họ sẽ giới thiệu cho bạn một chuyên gia thần kinh học nhi khoa (bac sĩ chuyên về phát triển não ở trẻ). Nếu có sự trì hoãn ở các vùng khác, như khả năng ngôn ngữ hay kĩ năng vận động, bác sĩ sẽ giới thiệu bác tìm gặp chuyên gia về phát triển. Nếu xác định được nguyên nhân, phương pháp chăm sóc thích hợp sẽ là vật lí trị liệu để tăng cương sức mạnh và độ linh hoạt hoặc phẫu thuật để sửa chữa vấn đề về thể chất.
Còn nếu bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân, họ sẽ gợi ý bạn cho trẻ chơi một vài trò trong đó trẻ được khuyến khích và luyện tập sau đó sẽ tái khám để kiểm tra thêm. Hoặc bác sĩ cũng khuyên bạn cho bé làm biện pháp vật lý trị liệu, các chuyên gia sẽ theo dõi sát sao tiến trình của con bạn.
Trẻ đi bằng ngón chân
Điều cần lưu ý
Hầu hết trẻ thỉnh thoảng đều đi bằng ngón chân khi đi men (di chuyển xung quanh phòng bằng cách vịn vào đồ đạc), đặc biệt nếu trẻ đứng trên nền trần. Một vài trẻ vẫn tiếp tục đi bằng ngón chân, lúc đi lúc không cho vui. Các bé gái thường giả vờ nhón chân giống các bà tiên trong cổ tích.
Nói chung, đến 2 tuổi, việc đi bằng ngón chân không còn đáng lo ngại. Và thường thì, sau đó bé đi nhón chân như một thói quen.
Nhưng cần thông báo bác sĩ nếu bé có các biểu hiện sau đây:
- Đa số thời gian bé đi nhón chân
- Các cơ co cứng
- Không phối hợp được
- Đi không vững, hay vấp ngã, đi lạch bạch nặng nề
- Các kĩ năng vận động không phát triển bình thường (chẳng hạn không thể đóng cúc áo)
- Dường như bé không thể chịu đựng trọng lượng cơ thể trên chân trần
- Mất các kĩ năng vận động đã có
Nguyên nhân
Nếu con bạn lúc nào cũng đi bằng ngón chân, có thể bé đang gặp phải vấn đề về thể chất, như chứng ngắn gân chân Achilles, ngăn cản bé đứgn trên chân trần và hạn chế cử động ở mắt cá chân. Nhưng tiếp tục đi bằng ngón chân thì là một dấu hiệu của rối loạn vấn động – thường là một dấu hiệu của chứng bại não.
Có một vài loại bại não và phổ biến nhất là dạng “co cứng”, nghĩa là các cơ bị ảnh hưởng trở nên căng cứng. Trẻ em bị sinh thiếu tháng có nguy cơ cao mắc bại não.
Rất nhiều trẻ sinh non bị chảy máu trên não, gây tổn hại nhiều phần trên não có chức năng điều khiển vận động. Đôi khi việc người mẹ tiêm thuốc trong thai kì cũng gây ra những tổn thương ở não trẻ và dẫn tới bại não. Và đôi khi, trẻ sinh non mắc phải bệnh lý hoại tử trắng quanh não thất, gây tổn hại các dây thần kinh trên não, ảnh hưởng tới vận động.
Nếu trẻ đi bằng ngón chân, có thể bé đã mắc phải chứng co cứng liệt nửa người / liệt nửa người, một dạng của bại não mà các gân bàn gót chân quá chặt khiến gót chân bị đẩy lên và các điểm tiếp xúc của ngón chân bị đẩy xuống. Đi bằng ngón chân cũng liên quan tới trì hoãn phát triển ngôn ngữ và tự kỉ vì vậy rất quan trọng để chắc chắn con bạn không gặp các vấn đề khác về kĩ năng giao tiếp hay xã hội. Bạn có thể sẽ muốn tiến hành đánh giá phát triển để bảo đảm.
Nếu bé không bị bại não, tự kỉ và các vấn đề khác – nếu trương lực cơ tốt và cử động mắt cá chân tốt- thì bé sẽ được chẩn đoán bệnh là đi bằng ngón chân vô căn. Chẩn đoán này nghĩa là nguyên nhân không rõ và bé đi bằng ngón chân chỉ là do thói quen.
Lời khuyên của bác sĩ
Đánh giá về chức năng não và phát triển vận động rất cần thiết để giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Can thiệp sớm có vai trò rất quan trọng vì liệu pháp vật lý hay phẫu thuật có thể cải thiện các kĩ năng vận động và sức mạnh cơ bắp đồng thời ngăn ngừa tổn hại tới các cơ ảnh hưởng tới vận động của khớp.
Nếu con bạn gặp vấn đề về thể chất như ngắn gân gót chân, liệu pháp vật lí trị liệu sẽ bao gồm kéo dãn gân chân.
Con bạn có thể cũng phải đeo khung nẹp mắt cá chân, là một chiếc vòng plastic nhẹ đeo lên phía sau chân và giữ bàn chân ở góc 90 độ. Bé sẽ phải đeo cả ngày và đêm tới khi vấn đề được giải quyết. (Đương nhiên bạn có thể tháo ra khi tắm hoặc luyện các bài tập thực hành tăng cường).
Một tiến trình khác thỉnh thoảng được dùng đến là biện pháp đúc nối chân. Trong tiến trình này, một loạt các đúc sẽ kéo dài và kéo giãn gân chân đồng thời tăng cường chuyển động mắt cá chân. Nhưng theo chuyên gia vật lí trị liệu Girolami “Nó thụ động và khi bạn luyện tập các hành động theo cách chủ động hơn là bị động, bạn sẽ nhìn thấy nhiều tiến bộ hơn”. Thêm nữa, các đoạn đúc sẽ không thể tháo ra như biện pháp đeo vòng ở trên.
Trong một vài trường hợp, phẫu thuật là biện pháp được lựa chọn.
Nếu con bạn mắc chứng bại não hoặc tự kỉ hơn là các vấn đề về thể chất, điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn này sẽ rất cần thiết. Trong trường hợp đó, đánh giá phát triển là bước đầu tiên để xác định phương pháp điều trị cần thiết với trẻ.
Trẻ thích làm bằng một tay hoặc một bên cơ thể
Điều cần lưu ý
Đôi khi giữa khoảng thời gian 1 – 2 tuổi, bạn có thể để ý thấy rằng bé thích hoạt động một bên tay trái hoặc phải. Bé luôn cằm thìa bằng tay trái chẳng hạn. Điều này hoàn toàn bình thường cũng như chỉ thích đặt một chân nhất định lên trước mỗi lần trèo leo.
Adesman cho rằng “ Không chỉ thuận một tay mà chúng ta còn có mắt thuận, chân thuận – và không nhất thiết phải cùng bên với tay thuận”.
Nhưng nếu để ý thấy trẻ tập đi chỉ thích dùng 1 bên tay hoặc chân mà dường như không thể dùng bên còn lại, bạn cần đưa trẻ đi khám. (Bạn có thể kiểm tra điều này tại nhà bằng cách đưa cho trẻ một món đồ chơi hay lăn bóng cho bé và theo dõi xem trẻ có thể nắm hay đá bằng bên chân/tay ít dùng hay không).
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ ý gây ra hiện tượng trên có liên quan tới chứng liệt nửa người, một dạng bại não trong đó một bên cơ thể thống trị. Bạn có thể chú ý vấn đề này trong năm đầu đời của bé, trường hợp nhẹ có thể ngừng xuất hiện khi bé được 2 tuổi.
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu bé tuổi tập đi nhà bạn có các dấu hiệu liệt nửa người, bé sẽ được kê đơn một vài liệu pháp khác nhau, mỗi loại sẽ có điểm nhấn hơi khác nhau. Một chuyên gia vật lí trị liệu có thể sẽ cho trẻ tập các hoạt động di chuyển tổng thể như để cả chân và tay di chuyển cùng nhau chẳng hạn, trong khi một chuyên gia trị liệu cơ năng sẽ tập trung vào các kĩ năng vận động như cách dùng thìa hay xếp khối hình.
Con bạn cũng có thể cần các liệu pháp về giọng nói và ngôn ngữ vì các cơ một bên mặt này có thể phát triển hơn bên mặt còn lại, ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói năng thậm chí hít thở của trẻ.
Theo chuyên gia vật lí trị liệu Girolami “một chương trình trị liệu toàn diện – bao gồm liệu pháp vật lí, cơ năng và ngôn ngữ- có thể giải quyết tất cả các vấn đề này”.
Con bạn có vẻ rất vụng về
Khi nào cần lo lắng
Trẻ tuổi tập đi thiếu sự phối kết hợp thì chẳng có gì đáng lo lắng. Bé ngã nhiều và đụng vào đồ vật vì trẻ đang học cách sử dụng cơ thể theo những cách mới – và bé càng năng động, táo bạo thì càng dễ gặp các tai nạn thân thể. Nhưng nếu sự việc nghiêm trọng hơn – như nếu bé va vào tường hay hụt chân trên cầu thang – có lẽ bạn cần quan tâm hơn.
Nguyên nhân
Những sự vụng về kiểu như ngồi vào ghế hụt hay để mảnh xếp hình lên bàn ăn nhưng bị rơi xuống sàn là việc bình thường xảy ra với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của những vấn đề về thị giác như cận thị hay khó khăn với nhận thức sâu sắc.
Khả năng kiểm soát vận động yếu kém do các cơ một là quá lỏng lẻo, hoặc quá cơ cúng hay mềm nhũn và yếu có thể là một dấu hiệu của chứng bại não nhẹ. Sự vụng về mới có hoặc đột nhiên tồi tệ hơn khả năng là dấu hiệu của rối loại thoái hóa hoặc tiến bộ, chẳng hạn loạn dưỡng cơ hay viêm khớp thiếu niên. Hơn nữa, nếu gần đây trẻ tập đi nhà bạn hay bị vấp ngã và đột nhiên không thể đứng vững bằng chân, có thể bé đã bị một chấn động nào đó.
Một đứa trẻ cảm giác vụng về hơn những bạn cùng tuổi, có vấn đề về cầm nắm vật thể, có xu hướng va chạm vào những trẻ khác và các kĩ năng vận động phát triển chậm hơn khả năng đã mắc phải chứng rối loạn phối hợp phát triển. Trong trường hợp này, trẻ thường bị quá cân và gặp một số vấn đề khác như rối loạn tăng động giảm chú ý. Cho trẻ luyện các bài tập cùng với các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hữu ích với bé.
Nếu bạn nghi ngờ con gặp vấn đề gì đó ngoài sự vụng về bình thường ở trẻ tuổi tập đi, hãy cho bé đi khám bác sĩ.
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu sự vụng về ở trẻ tuổi tập đi có nguyên nhân từ vấn đề về thể chất hoặc thần kinh, các bác sĩ sẽ cho trẻ làm các xét nghiệm bao gồm kiểm tra về mắt, MRI hoặc X-quang. Dĩ nhiên, dùng kính đeo sẽ giải quyết được hầu hết các vấn đề về thị giác.
Con của bạn không ngừng hoạt động
Điều cần lưu ý
Chẳng có gì nghi ngờ khi bạn chú ý thấy những đứa trẻ tuổi tập đi luôn luôn hoạt động, điều này hoàn toàn bình thường. Điều không bình thường chính là sự hoạt động quá mức chẳng hạn không ngừng ngọ nguậy hoặc nói hoặc liên tục di chuyển giống như mắc đu.
Dĩ nhiên, ở tuổi này rất khó để xác định thế nào là hoạt động quá mức. Nhưng nếu bạn lo lắng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Mặc dù nhcó thể chẳng có gì song những động tác mất kiểm soát- đung đưa, rung lắc, run rẩy, co giật hay lắc lư – cần được đánh giá y tế, Adesman nói. Xác định vấn đề sớm chỉ là một lý do kiểm tra sức khỏe đều đặn rất quan trọng với trẻ tuổi chập chững biết đi.
Nguyên nhân
Một vài chuyên gia tin rằng việc di chuyển và ngọ nguậy liên tục – ngay cả ở trẻ tuổi tập đi – có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD.
Song các chẩn đoán lâm sàng về ADHD gần tương tự những mô tả chung về các hành vi phổ biến ở trẻ tuổi tập đi (vặn vẹo, chạy nhảy và leo trèo quá mức, rất khó khi phải đợi tới lượt). Do đó, rất khó để chẩn đoán chính xác một trẻ có bị ADHD hay không cho tới lúc trẻ lớn hơn một chút. Hướng dẫn của Viện Nhi Khoa Mỹ về việc xác định chứng ADHD bắt đầu khi trẻ 4 tuổi trở lên.
Mặt khác, lắc lư và co giật có thể bị gây ra bởi rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới hệ thần kinh và nên được đánh giá cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa cho lứa tuổi này.
Lời khuyên của bác sĩ
Adesman nói rằng “ADHD không nên có trong suy nghĩ của mọi người với trẻ tuổi tập đi. Nếu gia đình có tiền sử mắc ADHD, bạn có thể sẽ cần phân vân song cũng không hợp lý để chẩn đoán với trẻ tuổi này”. Các vị phụ huynh có con tuổi tập đi hoạt động quá mức cần giúp trẻ bằng các kĩ thuật kiểm soát hành vi hay đơn giản là cần nhiều quảng nghỉ hơn cha mẹ của những trẻ khác.
Nhưng nếu nghi ngờ con bị ADHD khi lớn hớn, hãy hỏi bác sĩ về một chuyên gia để được đánh giá. Nếu được chẩn đoán mắc ADHD hay các vấn đề khác, bạn sẽ cần bàn bạc với người giữ trẻ để tiến hành một kế hoặc giúp bé thực hiện tốt các chức năng ở trường và tại nhà. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào kết quả kiểm tra và có thể bao gồm tư vấn, trị liệu hành vi hoặc dùng thuốc.
Trẻ gặp vấn đề về cầm nắm và thao tác đồ vật
Điều cần lưu ý
Nếu trẻ tuổi tập đi không thể chải rằng mà không làm rơi bàn chải vài lần, có thể bạn sẽ lo lắng con không phát triển bình thường. Nhưng hãy ghi nhớ rằng cầm nắm và sử dụng vật dụng như bút tô màu, bàn chải đánh răng hay thìa yêu cầu sự phối hợp của rất nhiều nhóm cơ và các kĩ năng vật lý cũng như tâm thần, bao gồm sức mạnh, kĩ năng, tầm nhìn, kế hoạch vận động (khả năng của não để tổ chức và thực hiện các hoạt động).
Trẻ sẽ dần dần cầm nắm totó hơn, vì vậy để nói được, bé phải được khoảng 18 tháng tuổi. Sau đó, nếu bé vẫn gặp vấn đề về cầm nắm với bàn chải đánh răng hay vật dụng ăn uống hay không thể cầm và xếp 3, 4 khối xếp hình, lúc này vấn đề cần được quan tâm hơn.
Nguyên nhân
Trẻ có thể muộn đạt được một số kĩ năng vận động nhất định vì nhiều lí do nhưng thường do bé không có đủ sự luyện tập.
Chẳng hạn, có thể cho trẻ tậo kĩ năng gọi là cầm nắm gọng kìm trưởng thành. Trẻ khoảng 10 tháng tuổi thường đã có thể nhặt thứ gì đó như những hạt ngũ cốc nhỏ hình chữ O, sử dụng ngón trỏ và ngón cái làm gọng kìm rồi đưa đồ vật lên miệng. Khi không có khả năng này có thể nghĩa là bé không có cơ hội hoặc sự khuyến khích để phát triển kĩ năng này vì luôn có người ở đó cho bé ăn. Hoặc đó cũng có thể là một dấu hiệu về trì hoãn phát triển có thể được khắc phục bằng trị liệu.
Tuy nhiên, một lí giải khác có thể là con bạn cần dùng kính “Bạn không thể nhặt được thứ bạn không nhìn thấy”. Vì vậy hãy cho con đi kiểm tra thị lực trong trường hợp này.
Trì hoãn kĩ năng vận động cũng liên quan tới chậm phát triển tâm thần hoặc một vấn đề về thần kinh nhưng không hẳn vấn đề về cầm nắm sẽ là dấu hiệu duy nhất bạn nhìn thấy được xuất phát từ một trong những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Lời khuyên của bác sĩ
Liệu pháp cơ năng tập trung vào các kĩ năng vận động có thể hỗ trợ trẻ chậm phát triển trong lĩnh vực này, Adesman chia sẻ. “Có hẳn một lĩnh vực về liệu pháp cơ năng nhi khoa hướng tới việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng này”.
Đương nhiên, bạn cũng nên làm tất cả những gì có thể ở nhà để khuyến khích phát triển vận động ở trẻ. Đồng thời, các vấn đề về thị giác thường có thể được xử lý bằng cách đeo kính.
Bé chảy nước dãi và ăn uống khó khăn
Điều cần lưu ý
Các vấn đề phối hợp ở miệng như khó nuốt (bạn sẽ chú ý thấy trẻ chảy dãi, bịt miệng hoặc nghẹn cổ) thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể gặp phải khi trẻ tới tuổi tập đi, khi bé chuyển từ dạng thức ăn lỏng sang thể rắn. Bạn sẽ thấy bé đẩy thức ăn trong miệng ra bằng lưỡi, không ăn một số món nhất định (hoặc từ chối tất cả món ăn) hoặc chảy dãi nhiều hơn những trẻ bằng tuổi khác.
Nguyên nhân
Thời tập đi là giai đoạn bé nếm và thử rất nhiều món ăn mới. Nếu con bạn đột nhiên bắt đầu ngậm miệng trong bữa ăn, đơn giản có thể chỉ là trẻ không thích nó và dùng lưỡi đẩy ra ngoài. Đương nhiên với trẻ tập đi, đôi khi rất khó để phân biệt giữa thứ chúng không muốn và không thể ăn. Adesman giải thích “Nếu hành vi này mới và gay gắt – nghĩa là đột nhiên bé từ chối ăn, có thể con bị ốm”. Đau họng nặng (có thể do nhiều nguyên nhân như cảm cúm, áp xe, viêm thanh quản, viêm amiđan) có thể khiến đứa bé không muốn ăn do cảm giác đau khi nuốt.
Đây là điều bình thường, khi trải qua giai đoạn này, bé sẽ ăn (hoặc không ăn) một số loại thức ăn đặc biệt song không nên xảy ra điều này mọi lúc. “Liên tục từ chối một số loại thức ăn hay dạng thức ăn thường có xu hướng khó ăn loại thức ăn đó, khi này cần quan tâm tới chứng rối loạn xử lý cảm giác”. Các rối loạn xử lý cảm giác đôi khi cũng được chẩn đoán khi trẻ bắt đầu gặp khó khăn trong việc nói, nghĩa là não trẻ không thể bảo các cơ ở mặt phải làm gì với một số loại thức ăn nhất định. Ngược lại, các vấn đề ăn uống của trẻ có thể liên quan tới một rối loạn vận động miệng. Nghĩa là trẻ không thể điều khiển các cơ cần cho việc nuốt. Chảy dãi cũng là dấu hiệu ám chỉ một rối loạn vận động ở miệng, đặc biệt nếu bé dường như chảy dãi suốt thời gian lúc ăn.
Lời khuyên của bác sĩ
Các rối loạn xử lí cảm giác phổ biến hơn mà các chuyên gia thường nghĩ tới và thường xuất hiện khi trẻ từ 18 -24 tháng tuổi. “Chúng tôi luôn xem xét cân nhắc tất cả các kĩ năng miệng, giống như khả năng di chuyển lưỡi ra xung quanh để lấy phần bơ đậu dính ở phần trên trong vòm miệng. Nếu bạn không thể làm vậy, thì việc từ chối món ăn này là điều dễ hiểu”.
Liệu pháp cơ năng kết hợp với trị liệu ngôn ngữ, giọng nói sẽ được khuyến cáo, Girolami cho hay: “Các kĩ năng bạn cần để lấy được bơ đầu ở vòm trên trong miệng cũng giống như các kĩ năng cần thiết để phát âm rõ các từ. Vì vậy 2 việc này thường đi song song”.
Medshop.vn dịch
Theo Babycenter
Đánh giá