18 April, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 350 phụ nữ khỏe mạnh, độ tuổi trung bình 22 đều cấy que tránh thai vào cánh tay ít nhất 1 năm. Thiết bị này giải phóng một lượng ổn định hormon proestin để tránh thai. Kết quả cho thấy khoảng 5% số người tham gia (tương đương với 18 người) có một biến thể gene CRP3A7 được gọi là CYP3A7*1C và có nồng độ thuốc nội tiết tố trong máu trung bình thấp hơn 23% so với những người tham gia có mức độ phổ biến hơn về biến thể gene. Ngoài ra, trong số 18 người mắc CYP3A7*1C, 5 người (chiếm 28%) có nồng độ thuốc trong máu dưới ngưỡng cần thiết để thuốc hoạt động bình thường. Nghiên cứu cho thấy, trong khi kiểm soát sinh sản nội tiết tố, những phụ nữ có phiên bản gene hiếm CYP3A7 có nồng độ hormon trong máu thấp hơn khiến thuốc tránh thai hoạt động kém.
Tác giả nghiên cứu, TS. Aaron Lazorwitz cho biết: “Mã gene CYP3A7 là một loại men gan thường chỉ hoạt động ở sản phụ và bị tắt trước khi sinh. Nhưng ở một số người, gene này vẫn hoạt động, từ đó dẫn đến sự phân hủy nhanh hơn các hormon được tìm thấy trong biện pháp tránh thai, chẳng hạn như estrogen và proestin. Do đó làm tăng nguy cơ mang thai ở phụ nữ dù họ đang dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố.
Tuấn Minh (Theo LS, 4/2019)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Viêm âm đạo do nấm Candida Albicans: Làm sao để đẩy lùi hiệu quả?
Nhận biết độ tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ qua một vài dấu hiệu
Các bệnh lý ở tuyến vú thường gặp
Đánh giá