18 August, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến ở nữ giới. Nhiều chị em chủ quan nghĩ không sao nhưng thực ra, đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu sinh lý từ tử cung ra bên ngoài âm đạo, lặp lại theo chu kỳ hàng tháng sau khi trứng không được thụ tinh và chỉ xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Kinh nguyệt bắt đầu ở tuổi dậy thì (từ 8 – 16 tuổi) và biến mất ở tuổi mãn kinh (từ 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 26 – 32 ngày, số ngày hành kinh khoảng 3 – 7 ngày với lượng máu kinh trung bình khoảng 50 – 150 ml.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Nếu kinh nguyệt không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm hoặc đến muộn, thậm chí vô kinh kể từ ngày thấy kinh đầu tiên của chu kỳ gần nhất thì được gọi là kinh nguyệt không đều. Ví dụ, tháng trước chu kỳ là 28 ngày, tháng này lại 40 ngày nhưng tháng sau lại 30 ngày.
Một số biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều chị em nên chú ý:
- Máu kinh có màu lạ như đen, nâu kèm theo các cục máu đông
- Đau bụng dữ dội kèm đau lưng, tụt huyết áp, buồn nôn, mệt mỏi
- Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 31 ngày
- Rong kinh, rong huyết
- Số ngày hành kinh quá 7 ngày hoặc ít hơn 2 ngày
Những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
- Phụ nữ đang mang thai; đang cho con bú
- Mất cân bằng nội tiết tố như tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh, sau khi phá thai
- Dùng thuốc tránh thai nội tiết thường xuyên, đặt vòng tránh thai
- Mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,…
- Ăn uống không đủ chất, sinh hoạt không khoa học, dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu ba, tâm lý căng thẳng, stress… cũng khiến kinh nguyệt không đều.
Những hậu quả gây ra do kinh nguyệt không đều
- Kinh nguyệt thất thường gây khó xác định ngày rụng trứng, ảnh hưởng đến kế hoạch mang thai của nhiều cặp vợ chồng.
- Kinh nguyệt không đều gây nổi mụn, rối loạn nội tiết tố nữ khiến làn da của chị em bị lão hóa sớm, kém đàn hồi, xuất hiện nám da, đồi mồi, da khô ráp, không còn mịn màng, săn chắc
- Gây thiếu máu: Khi bị rong kinh hoặc ngày hành kinh kéo dài với lượng máu lớn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, ngất xỉu…
- Dễ bị viêm nhiễm bệnh phụ khoa: Do máu kinh ra nhiều ẩm ướt kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, tạp khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Nghiêm trọng hơn, có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… dẫn đến vô sinh.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Tập luyện trong thai kỳ thế nào cho tốt?
2 chất dinh dưỡng thông thường có thể giúp chống lại chứng chóng mặt
Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam
Đánh giá