18 June, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ có chiều dài khoảng 3 - 5cm. Đây là một mô tế bào nằm giữa âm đạo và hậu môn. Tầng sinh môn cấu tạo gồm 3 tầng: Tầng sâu có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt. Tầng nông có 5 cơ là cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn. Tầng giữa gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo.
Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Nơi đây cũng là cửa giao hợp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho phụ nữ.
Khi người phụ nữ sinh đẻ, tầng sinh môn sẽ giãn nở để đưa trẻ sơ sinh ra bên ngoài. Nếu tầng sinh môn không giãn nở tốt sẽ dẫn đến tình trạng tầng sinh môn bị rách, gây tổn thương. Trường hợp này ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn làm cho phụ nữ bị suy giảm chất lượng tình dục khi giao hợp, mất hứng thú và khó đạt được khoái cảm... Lâu dần, chị em dễ lo lắng, buồn phiền, lãnh cảm..., ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Trong quá trình sinh con, việc mở rộng và giãn ra của tầng sinh môn cũng có giới hạn, nhất là khi bé sơ sinh có đầu quá to hoặc có trọng lượng lớn, lúc này, việc sinh nở sẽ rất khó. Vì vậy, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải chủ động cắt một đường ngắn trên tầng sinh môn để trẻ được chào đời nhanh chóng và sản phụ không bị rách tầng sinh môn. Thủ thuật cắt tầng sinh môn thường được tiến hành khi sản phụ có biểu hiện cơn co bóp tử cung và rặn đẻ lúc cơn co lên đến đỉnh điểm. Vì vậy khi cắt, dù không bôi thuốc tê nhưng sản phụ cũng không thấy đau. Vết khâu lại tầng sinh môn bị rách sẽ không được thẩm mỹ bằng việc khâu lại vết cắt chủ động trên tầng sinh môn.
Sau cắt tầng sinh môn, chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thực hiện co thắt cơ theo bài tập kegel giúp tầng sinh môn nhanh đàn hồi về hiện trạng ban đầu và tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục. Sau sinh chừng 6 tuần, chị em có thể sinh hoạt tình dục trở lại, vết cắt và khâu tầng sinh môn không ảnh hưởng cảm giác tình dục của chị em.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Mang thai khi thời tiết cực đoan, tăng nguy cơ sinh non
Axit folic - “siêu” vitamin cho thai phụ
Thế nào là tinh trùng yếu và thiếu?
Những thói quen hàng ngày có thể rút kiệt năng lượng
Mức AMH thấp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Đánh giá