24 October, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết có một số bệnh và tình trạng khác cũng có thể làm tăng nguy cơ này để phòng tránh.
Những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ cao bị sảy thai. Những phụ nữ này thường có kinh nguyệt và rụng trứng thất thường do hàm lượng testosterone tăng cao trong cơ thể.
Phụ nữ bị suy giáp có hàm lượng hormone tuyến giáp thấp dẫn tới các rối loạn rụng trứng. Họ cũng khó thụ thai. Bệnh cũng có thể gây sảy thai nếu không được chẩn đoán và kiểm soát trước và trong thời kỳ đầu mang thai.
Bạn cũng cần duy trì vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ mình sau khi mang thai. Nhiễm khuẩn có thể phá hủy lớp nội mạc trong tử cung và gây sảy thai. Nó cản trở sự gắn kết phôi thai và dẫn tới sảy thai
Nhiều người có bất thường về cấu trúc như các khuyết tật về hình dạng tử cung hay cổ tử cung cũng dễ bị sảy thai.
Nhiều phụ nữ cũng dễ bị sảy thai khi mang thai ở độ tuổi 30-40. Điều này là do mang thai ở thời điểm này dễ có các bất thường nhiễm sắc thể trong bào thai dẫn tới sảy thai hoặc sinh con không bình thường.
Nếu bạn bị tiểu đường hoặc huyết áp cao, hãy dùng thuốc để kiểm soát tình trạng này trước khi mang thai vì chúng có thể là nguyên nhân gây sảy thai.
Các bệnh tự miễn cũng có thể gây sảy thai. Trong trường hợp này, cơ thể mẹ sẽ coi bào thai là cơ thể lạ và tấn công, dẫn tới sảy thai.
BS Thu Vân
(Theo Boldsky)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nhận diện hiếm muộn ở nam giới và hướng chữa trị
Chế độ ăn cải thiện sức khỏe tình dục
Thực phẩm cải thiện hệ tiêu hóa vào mùa đông
Đánh giá