22 January, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Nguyễn Thị Lụa (Hà Giang).
Lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm. Những biểu hiện trầm cảm thường bắt đầu bằng thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc như: buồn rầu, ủ rũ, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung và kém tự tin; kém nhiệt huyết trong sinh hoạt hằng ngày...; có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình; rối loạn giấc ngủ; ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi trầm cảm nặng, thường có triệu chứng sút cân nhanh, giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác.
Các rối loạn thần kinh thực vật cũng là dấu hiệu của trầm cảm: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, các triệu chứng về thần kinh, cơ... Trầm cảm có liên quan mật thiết với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch (hút thuốc lá, dinh dưỡng thấp, kém vận động, dư cân béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu...).
Điều đặc biệt nguy hiểm là người mắc trầm cảm thường có suy nghĩ tiêu cực như chán sống, tự tử... Khi có dấu hiệu bệnh, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, tránh tình trạng trầm cảm nặng hơn, rất khó kiểm soát.
BS. Cao Tùng
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Viêm ống dẫn trứng: Dễ gây vô sinh
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào?
Bia, rượu khiến bệnh dị ứng đa dạng, phức tạp
Đánh giá