24 January, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Ngay từ khi bắt đầu chung sống, hoặc sau một thời gian chung sống hạnh phúc, nhiều người bỗng rơi vào trạng thái hụt hẫng vì sự "không như ý" của đối tác. Hầu hết họ không nói ra nhưng... rất ấm ức. Hơn thế, có người còn cho rằng tình cảm của bên đối tác đã tới mức... cạn kiệt. Tập hợp khá nhiều ý kiến, thấy nổi lên một vấn đề được đa số người đề cập đến, đó là cảm giác đau rát, khó chịu khi quan hệ - nhất là phụ nữ.
Vì sao lại đau?
Đau khi sinh hoạt (còn gọi là thống giao), thường hay gặp ở những người bị bệnh tiết niệu, sinh dục. Ở nữ giới, có trường hợp đã khỏi bệnh nhưng do tâm lý chưa được giải toả nên các cơ âm đạo vẫn "quen" co thắt gây cảm giác đau, làm hao mòn và triệt tiêu cảm giác thích thú mỗi khi quan hệ. Cũng có trường hợp thống giao do tâm lý: do người phụ nữ nghĩ rằng mọi chuyện liên quan đến tình dục đều là xấu xa, chuyện vợ chồng chỉ là để có con mà thôi; hoặc bị ám thị bởi những tình yêu đẹp trong tiểu thuyết, trên phim ảnh... thực tế lại hoàn toàn khác.
Khắc phục như thế nào?
Hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra sức khoẻ cho đối tác, nhất là các bệnh về sinh dục và tiết niệu. Nếu có trục trặc thì cần phải điều trị dứt điểm. Chú ý, không nên quan hệ khi đang điều trị bệnh cấp tính ở đường sinh dục hay tiết niệu.
Nếu kiểm tra sức khoẻ không có vấn đề gì bất thường thì hãy kiên trì dành thời gian để bình thường hoá và khơi dậy cảm xúc cho nhau. Các phu quân nên chăm sóc ân cần, bày tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ và động viên vợ. Đặc biệt là những lần... không vừa ý, đừng bày tỏ thái độ thất vọng, dằn vặt sẽ càng làm cho tình hình thêm xấu đi.
Trong một số ít trường hợp, bắt buộc phải cần đến sự hỗ trợ của thuốc và bác sĩ tâm lý nếu phụ nữ mắc thêm chứng trầm cảm. Điều đặc biệt lưu ý là phải thăm dò thái độ trước khi làm chuyện ấy, bởi vì chỉ khi nào người ta thực sự có cảm giác, thực sự khao khát thì mới có thể đưa đến sư đồng điệu như mong muốn.
BS. Lương Thị Thắm
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Phòng tránh béo phì cần bắt đầu từ rất sớm!
Viêm âm đạo làm thế nào để có thể phòng bệnh?
Suy giảm sinh lý nữ: Hãy “lắng nghe” cơ thể mình!
Đánh giá