Tuy nhiên, BCS không thể mang lại an toàn tuyệt đối 100% như nhiều người nhầm tưởng. BCS có thể bảo vệ đến gần 90%, hơn 10% còn lại vẫn có thể mang thai hoặc lây bệnh qua đường tình dục khi dùng BCS. Đó là các trường hợp sau:
Sử dụng BCS sai cách là tình trạng thường gặp nhất, BCS bị rách, thủng hoặc trượt khỏi dương vật hay âm đạo trong lúc quan hệ.
Chỉ dùng lần đầu: mỗi lần quan hệ tình dục bạn đều phải dùng BCS, dùng xong bỏ đi. Nếu quan hệ nhiều lần một lúc thì mỗi lần phải dùng 1 BCS. Có cặp đôi “yêu” đến mấy hiệp nhưng những hiệp sau lại bỏ qua không sử dụng, như vậy khả năng mang thai và mắc bệnh lây truyền tình dục rất lớn.
Nếu kích cỡ BCS không vừa vặn rất dễ bị tuột, hoặc bị hở, do vậy hiệu quả bảo vệ cũng giảm nhiều.
Điều đáng lo ngại là dù dùng BCS nhưng vẫn có thể mắc bệnh lây truyền tình dục do các bệnh như: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục lây qua tiếp xúc da - da ở vùng da không có BCS che phủ.
Có người lại nghĩ, dùng 2 BCS lồng vào nhau thì sẽ tăng độ an toàn. Việc mang 2 BCS cùng lúc ở nam giới có thể gây ra ma sát giữa chúng và làm tăng khả năng bị rách. Nam và nữ sử dụng BCS cùng lúc có thể làm cho chúng dính lại với nhau và trượt ra khỏi vị trí.
Như vậy, dùng BCS vẫn có thể khiến bạn bị mắc sùi mào gà và một số bệnh xã hội khác. Do đó, nếu biết chắc rằng bạn tình đang có bệnh, hoặc những người mà bạn đã có nghi ngờ đang bị bệnh thì cũng không nên quan hệ tình dục, kể cả dùng BCS cũng không nên.
Đeo BCS đúng cách để đảm bảo an toàn theo nguyên tắc sử dụng, BCS phải ôm sát và có sự trơn trượt dễ dàng khi đưa vào dương vật. Điều quan trọng là bạn cần chọn đúng sản phẩm phù hợp với kích cỡ của “cậu nhỏ”. Không tái sử dụng BCS. Dùng lại BCS cũ sẽ không đảm bảo an toàn tình dục cho cả bạn lẫn bạn tình. Khi đeo BCS vào và khi tháo BCS ra cũng cần chú ý để tránh chất dịch có thể tràn ra ngoài.
BS. ĐINH MẠNH TRÍ
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Sinh lý và tình dục của người bệnh viêm gan
Thực phẩm cần hạn chế với người thừa cân, béo phì
Đánh giá