Tuy nhiên, trong trường hợp bị ngứa nhiều, dai dẳng mãi mà không hết, thêm vào đó lại kèm theo một số hiện tượng bất thường thì chị em phải cực kỳ lưu ý.
Vì sao ngứa?
Có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hay gặp do nguyên nhân sau:
Vấn đề vệ sinh: Nguyên nhân lớn nhất khiến tình trạng ngứa vùng kín trở nên phổ biến có lẽ do việc vệ sinh các bộ phận sinh dục không đúng cách. Âm đạo, âm môi không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày hoặc thói quen thụt rửa quá mạnh vào sâu bên trong âm đạo cũng dẫn đến tình trạng ngứa dữ dội.
Một số hóa chất gây kích ứng da: Vùng da ở bộ phận sinh dục nữ khá nhạy cảm, do đó việc sử dụng các hóa chất không phù hợp có thể dẫn đến kích ứng da, gây ngứa âm đạo. Các hóa chất bao gồm: dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, xà phòng, nước làm thơm vùng kín, thuốc tránh thai tại chỗ, băng vệ sinh, các thuốc bôi dạng mỡ hay thuốc xịt,...
Khám và tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em tuổi sinh đẻ.
Mãn kinh: Khi phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm khiến cơ quan sinh dục nữ bị khô, nứt nẻ, có thể gây ra ngứa, rát.
Các nguyên nhân gây ngứa âm hộ khác có thể kể đến như rối loạn nội tiết tố, nguồn nước hay chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Do vi khuẩn, virus: Bệnh loạn khuẩn âm đạo là căn bệnh được hình thành do sự phát triển đột ngột của các loại vi khuẩn lành tính ẩn chứa trong âm đạo và làm mất đi sự cân bằng trong hệ vi sinh vật tự nhiên. Chính nguyên nhân này khiến âm đạo của chị em bị thay đổi, xuất tiết ra nhiều khiến ngứa âm đạo, khó chịu, đồng thời còn gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu.
Do nhiễm Chlamydia trachomatis: Bệnh Chlamydia trachomatis là căn bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục, có tính chất lây lan cao và vô cùng nhanh. Bệnh này diễn ra rất âm thầm chỉ biểu hiện ra bằng việc ngứa âm đạo và dịch ra một cách bất thường, ngả màu vàng đục hoặc trắng đục và có mùi hôi vô cùng khó chịu.
Do mụn rộp sinh dục: Mụn rộp sinh dục cũng là căn bệnh xuất phát qua đường tình dục với những nốt mụn rộp lở loét ở bộ phận sinh dục, gây ra tình trạng ngứa âm đạo, khó chịu, nặng hơn có thể đi kèm với rát, buốt,...
Do trùng roi: Cũng giống như trường hợp mụn rộp sinh dục, ngứa âm đạo do trùng roi cũng là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và thường gặp nhiều ở phụ nữ trẻ tuổi có mức độ ham muốn tình dục cao. Biểu hiện của bệnh ngứa âm đạo do trùng roi là: xuất tiết âm đạo có màu xanh, nặng mùi, ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu.
Do bệnh u sùi sinh dục (HPV): Bộ phận sinh dục nổi lên những nốt sần sùi, u nhú do bị virus HPV tấn công. Virus này gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở vùng kín, gây ra ngứa, rát và chảy máu. Căn bệnh ngứa âm đạo do HPV gây ra được coi là căn bệnh rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Căn bệnh có nguy cơ lây lan cho người khác khi tiếp xúc, đặc biệt là khi tiếp xúc qua quan hệ tình dục.
Do nấm: Ngoài những trường hợp nêu trên thì bệnh ngứa âm đạo xảy ra do nấm. Hầu hết các trường hợp ngứa do nấm sẽ có triệu chứng xuất hiện khí hư màu trắng, màu đục như váng sữa,...bám quanh bộ phận sinh dục và hậu môn. Một điểm đặc biệt của căn bệnh này đó là vô cùng ngứa, khiến cho mọi người khó có thể mà cưỡng lại được và thường hay cho tay vào gãi dẫn đến trầy xước ở âm đạo.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi có biểu hiện ngứa, điều đầu tiên và cần thiết là phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch, hạn chế dung dịch vệ sinh. Nhất là cần phải giữ sạch sẽ vùng kín vào thời kỳ sinh, lúc hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục. Giữ cho âm đạo, âm môi luôn ở trong tính trạng khô thoáng. Ngoài ra có thể vệ sinh vùng kín với nước muối, nước lá chè xanh tươi, lá trầu không là phương pháp trị ngứa âm hộ mà nhiều người thường sử dụng.
Nên thường xuyên thay đồ lót, tránh sử dụng đồ bẩn, ẩm ướt hay đồ quá chật. Nếu bạn đang bị các bệnh phụ khoa thì nên hạn chế hoặc kiêng quan hệ tình dục để tránh làm tổn thương vùng kín, khiến bệnh nặng hơn đồng thời hạn chế truyền nhiễm đối với những bệnh có tính lây lan. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu tình trạng không cải thiện cần đi khám bác sĩ để được điều trị cụ thể.
BSCKII. PHẠM THỊ NGỌC
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Phòng ngừa các rối loạn tâm thần kinh trước và sau sinh
Chớ để đau răng trong thai kỳ
Đánh giá