Phần lớn cơ thể con người là nước. Nước có vai trò đặc biệt với cơ thể: Tham gia cấu tạo các tế bào và cơ quan tổ chức, cũng như duy trì các hoạt động bình thường trong cơ thể. Trong cơ thể, nước còn là dung môi cho các hệ thống sinh học. Khi cơ thể chúng ta mất 10% nước thì đã lâm vào tình trạng bệnh lý, mất từ 20 - 25% nước là đã có thể chết, và khi mất lượng chất lỏng này với số lượng 1% trọng lượng cơ thể đã được coi là mất nước. Do đó, điều quan trọng là phải chú ý các dấu hiệu cảnh báo sau để kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.
Dấu hiệu 1: khát
Khi bạn cảm thấy khát, nghĩa là cơ thể đã bị mất nhiều nước. Một số chức năng cơ thể sẽ bị hạn chế. Tình trạng này có thể gay đau đầu, tăng lo lắng, hôi miệng…
Thông thường, mất nước nhẹ do chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, tiêu thụ quá nhiều cà phê hoặc trà, thời tiết nóng nực hay ở trong một căn phòng ngột ngạt... Uống nhiều nước là cần thiết để loại bỏ các triệu chứng này. Để phòng ngừa, bạn nên uống ít nhất một lít rưỡi nước mỗi ngày.
Dấu hiệu 2: Khô miệng
Dấu hiệu 3: Da khô
Mất nước làm da trở nên khô hơn với các triệu chứng như: Lột da, cảm giác căng cứng, nứt nẻ, thậm chí rớm máu ở những chỗ nứt nẻ sâu. Cần phân biệt giữa da khô tự nhiên và da bị mất nước. Bạn có thể khắc phục vấn đề thông qua mỹ phẩm, cũng như uống đầy đủ.
Dấu hiệu 4: Mệt mỏi
Cảm giác yếu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt - đây là những dấu hiệu chính của mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt điều này thường xảy ra với những người chạy bộ chuyên nghiệp, nhân viên văn phòng lười uống nước. Các triệu chứng sau đây cũng có thể hình thành: Quầng thâm dưới mắt, run tay, khó chịu, hung hăng và đổi màu của khuôn mặt. Bù đủ nước sẽ giải quyết được vấn đề.
Dấu hiệu 5: Ngứa mắt
Một triệu chứng khá cụ thể là cảm giác khô, ngứa mắt và không có nước mắt. Điều này có thể dẫn đến suy giảm hệ thống thị giác và sẽ đặc biệt nguy hiểm cho những người đeo kính áp tròng. Các vật liệu hấp thụ tốt màng nước mắt trên bề mặt giác mạc, sẽ làm tăng nguy cơ thiệt hại cho cơ quan thị giác. Vì vậy, cần bổ sung ngay nước cho cơ thể.
Nguyễn Ngân
(Theo MDF 6.2020)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Phụ nữ có tuyến tiền liệt không?
Tình dục bằng miệng, coi chừng lây bệnh
Nghiện internet và nhiều hệ lụy
Cảnh báo tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ và cách xử lý
Đánh giá