18 June, 2021 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Madeleine Burry
Dù là sự ra đi của người bạn thương, mất việc, kết thúc một mối quan hệ, hay bất kì một bi kịch lớn nhỏ nào đó của cuộc cống, chúng ta đều trải qua đau buồn ở một thời điểm nào đó. Mặc dù nỗi đau buồn của mỗi người là không giống nhau, có nhiều giai đoạn chung mà tất cả chúng ta đều trải qua.
Những giai đoạn của nỗi đau buồn bắt đầu từ đâu?
Những giai đoạn của nỗi buồn thường được phân ra thành từ chối, thương lượng, tức giận, suy sụp, và chấp nhận. 5 giai đoạn này đưa ra từ cuốn “On Death and Dying”, 1969 bởi nhà tâm lý học Elizabeth Kübler-Ross. Mặc dù có nhiều ý kiến bất đồng về 5 giai đoạn này và không phải tất cả mọi người đều trải qua chúng cùng lúc hay cùng 1 cách giống nhau, chúng được chấp nhận bởi những chuyên gia tâm lý trong nhiều thập kỉ và được áp dụng cho tất cả những hình thức mất mát trong cuộc sống.
“Đối mặt với mất mát là một trải nghiệm đặc biệt với từng cá nhân,” theo Holly Schiff, chuyên gia tâm lý trao đổi với Health. Quá trình đau buồn thường không đi kèm với 1 thời gian biểu mà thường những triệu chứng tồi tệ nhất đạt đỉnh điểm sau 6 tháng, bà lưu ý.
Quá trình đau buồn là “mớ lộn xộn lên xuống, dao động lên xuống, đến rồi đi,” Schiff cho hay. Hãy nhìn xem điều gì xảy ra trong suốt 5 giai đoạn này, cùng với đó là giải pháp cho bạn.
Giai đoạn 1: Từ chối
Khởi đầu của giai đoạn này giúp chúng ta đối mặt và sống sót khỏi mất mát, Schiff cho biết. “Bạn sống trong “thực tế mình muốn” hơn là thực tế đang diễn ra,” bà cho hay. Bạn có thể từ chối thừa nhận việc mất mát bằng cách giữ cho riêng mình và tiếp tục cuộc sống. Khi cảm xúc bắt đầu quá tải và thúc đẩy bạn đối mặt với nó, bạn chống lại nó và tập trung tâm trí vào những thứ khác.
Bạn có thể trải qua việc shock hoặc mất niềm tin trong giai đoạn từ chối, theo Arianna Galligher, Phó tổng giám đốc của STAR Trauma Recovery Center tại Ohio State University's Wexner Medical Center, trao đổi với Health. “Rất nhiều người miểu tả họ cảm giác bị tê liệt,” Galligher cho hay, hoặc phải đấu tranh để kết nối với cảm xúc của mình.
Giai đoạn thứ 2: Tức giận
Đau buồn liên quan đến tức giận có thể dẫn bạn đến câu hỏi “Tại sao lại là tôi?” hoặc tự hỏi tại sao cuộc sống lại bất công, Schiff cho hay.
“Phản ứng này có thể hướng ra ngoài hoặc vào trong, hoặc cả hai,” Galligher cho hay. Thường không có gì lạ khi bạn cảm thấy tức giận với bạn bè, thành viên trong gia đình.
Nếu bạn đang đau buồn vì người mình thương ra đi, bạn cũng có thể tức giận lên người đã không giúp đỡ sớm hơn với những triệu chứng bệnh của người đã khuất. Nếu bạn đang dau buồn vi kết thúc một mối quan hệ hoặc công việc, bạn có thể cảm thấy tức giận người cũ hoặc ông chủ của mình, đổ lỗi cho họ vì đã chấm dứt mọi thứ.
Tức giận thường sẽ mang cảm giác lạ lẫm hoặc trông chưa trưởng thành. Tuy nhiên đừng tránh giai đoạn cần thiết này của việc đau buồn, Schiff cho hay. “Bạn càng cho phép bản thân cảm nhận nó, nó càng nhanh chóng tiêu tan.”
Giai đoạn 3: Thương lượng
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ tìm kiếm để dành lại cuộc sống trước khi mất mát. Nó trở thành cố gắng để thương lượng với nỗi đau, Schiff cho hay. Rất nhiều người trải qua cảm giác tội lỗi trong giai đoạn này. “Phản ứng này thường được nhấn mạnh bởi “Nếu như” hoặc “Giá mà” để tìm lại cảm giác làm chủ khi một người cảm thấy vô dụng hoặc bất lực trước kết quả của sự việc, Galligher lưu ý.
Những suy nghĩ này sẽ quanh quẩn ở bạn” Giá như chúng ta bỏ qua những việc lặt vặt, và chúng ta đã có thể tránh khỏi tai nạn xe hơi. Hoặc giá mà chúng ta dành thời gian hàng tuần để hẹn hò buổi tối, có lẽ chúng ta còn ở bên nhau.
Giai đoạn 4: Suy sụp
Thực tế sau mất mát có thể dẫn đến đau buồn và thất vọng, Schiff cho hay. “Điều này là phản ứng tự nhiên và hiển nhiên đối với cơn đau buồn,” bà giải thích.
Trong giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy cô đơn, thường xuyên khóc, không tham gia vào các hoạt động hay mối quan hệ. Suy sụp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và cảm giác ngon miệng. Người ở trong giai đoạn này thường sẽ tăng cân hoặc giảm cân hoặc cảm giác mệt mỏi trong ngày vì họ thức giấc vào ban đêm.
Suy sụp thường không biểu hiện với nhiều cảm xúc, tuy nhiên, đôi khi nó đơn giản là cảm giác không hứng thú vào cuộc sống thường ngày và không tha thiết điều gì. Nếu bạn không khóc, điều đó không có nghĩa là bạn không trải qua giai đoạn suy sụp. Khi mọi cảm xúc của bạn đều câm lặng, cơn đau buồn sẽ ngăn bạn tìm hứng thú và thỏa mãn với mọi thứ.
Giai đoạn 5: Chấp nhận
Đạt đến giai đoạn chấp nhận không có nghĩa là bạn cảm thấy hạnh phúc, nó đơn giản chỉ ra rằng bạn đã thích nghi với sự mất mát và thực tế mới của mình, Galligher cho hay. Điều đó có nghĩa là cảm xúc của bạn có thể ổn định hơn, trong suốt giai đoạn chấp nhận bạn có thể còn cảm thấy buồn chán. Bạn học cách sống với mất mát, Schiff cho hay. Mặc dù cảm xúc của bạn ổn định và có thể bạn không còn có những cảm giác của những giai đoạn khác, nỗi buồn vẫn có thể diễn ra.
Những cách nhìn khác về nỗi đau
Lý thuyết Kübler-Ross cho rằng nỗi đau có vẻ như tuân theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên trên thực tế, niềm thương tiếc không phải là một phương trình toán học: bạn có thể thấy mình trải qua giai đoạn này đến giai đoạn khác rồi lại lặp lại, Schiff cho hay. “Và bạn thậm chí còn cảm thấy bạn ở trong nhiều giai đoạn cùng lúc vì bạn xoay vòng trong nhiều cảm xúc lẫn lộn,” cô cho hay.
Khi nào bạn cần giúp đỡ
Quá trình đau buồn thường mang lại cảm giác đơn độc và quá tải. “Điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ khi đang trong nỗi đau, dựa vào gia đình và bạn bè đễ được giúp đỡ,” Schiff cho hay.
Nỗi đau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn, do đó hãy cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia nếu nỗi đau và những cảm giác do nó tạo ra ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày hoặc việc duy trì mối quan hệ, Galligher cho hay. “Nếu bạn cảm thấy nỗi đau kiểm soát cuộc sống của mình, hãy nói chuyện với ai đó,” Schiff cho biết.
Nghệ thuật đối mặt với nỗi đau
Xử lý nỗi đau là một thử thách, tuy nhiên sau đây là một số liệu pháp đẻ làm nhẹ quá trình này:
Hãy để hệ thống trợ giúp của bạn làm việc
Mặc dù nỗi đau của bạn là riêng tư, tuy nhiên không cần thiết phải chịu đựng một mình. Hãy tìm trợ giúp từ bạn bè, gia đình, nhà trị liệu, những hội nhóm trợ giúp, Schiff cho hay. Bà cũng khuyên nên thông báo cho mọi người ở nơi làm việc nếu cần thiết. Theo đó, “nơi làm việc sẽ không kì vọng bạn sẽ giống như bạn từng là hàng ngày.”
Cảm nhận cảm xúc của mình
“Cho phép bản thân cảm nhận chuỗi cảm xúc mà không phán xét,” Galligher khuyên. Bạn nên biết rằng thử thách sẽ diễn ra nhiều ngày và nhiều tuần. Việc dành lượng thời gian nhất định cho việc đau buồn mỗi ngày có thể sẽ hữu ích, Schiff cho hay. Tuy nhiên bạn cần biết nỗi đau sẽ không có dealine, không đặt thời hạn cho nó.
Ưu tiên chăm sóc bản thân
Cần đảm bảo bạn chăm sóc những nhu cầu thể chất và tinh thần của mình: không bỏ qua giấc ngủ, tập luyện, ăn uống, Galligher cho biết. Và tránh giải sầu bằng rượu hay thuốc, bà cho biết thêm.
Ngày kỉ niệm, kì nghỉ và những mốc thời gian có thể dẫy lên nỗi đau, Galligher lưu ý. “Hãy tự chăm sóc bản thân một cách chủ ý để tránh những khoảnh khắc đó, cô gợi ý. Điều đó có nghĩ là, xóa những sự kiện trên mạng xã hội, nghỉ phép, hoặc nhờ giúp đỡ từ mọi người.
Theo Health
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Cải thiện vòng ba chảy xệ do làm việc online trong mùa COVID
Chớ chủ quan những bất thường ở cậu nhỏ
Những ai có nguy cơ bị loạn thị?
Đánh giá