Gia tăng khuyết tật và tử vong
Ước tính năm 2010, số người từ 65 tuổi trở lên là 524 triệu người và dự báo đến năm 2050, số người từ 65 tuổi trở lên là 1,5 tỷ người. Khi con người già đi, hệ thống cơ thể trở nên yếu hơn và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm này. Bệnh Alzheimer, các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tiểu đường, ung thư… là một số ví dụ về các bệnh không lây nhiễm ở tuổi già.
Theo WHO, các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 63% số ca tử vong trên toàn cầu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 71% trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm xảy ra ở các nước kém phát triển và đang phát triển và nếu vấn đề này không được coi trọng thì con số sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Bệnh không lây nhiễm cũng là một trong những yếu tố chính gây ra khuyết tật nghiêm trọng và ngay lập tức. Ví dụ như gãy xương hông và đột quỵ cũng như các khuyết tật tiến triển dần dần làm giảm khả năng chăm sóc bản thân của người cao niên. Khoảng 14% người từ 65 tuổi trở lên cần được hỗ trợ tắm rửa, thay quần áo, chuẩn bị bữa ăn hoặc mua sắm. Ở nhóm tuổi trên 60 tỷ lệ khuyết tật khoảng 46%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh và là gánh nặng kinh tế lớn cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh không lây nhiễm là các yếu tố hành vi như lối sống tĩnh tại, chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng thuốc lá, rượu bia và lười vận động…
Chìa khóa của lão hóa lành mạnh
Lối sống lành mạnh và các biện pháp can thiệp để giảm các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh không lây nhiễm có thể làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh này lên tới 70%.
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ chống lại suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức, cũng như một loạt các bệnh không lây nhiễm và các tình trạng sức khỏe khác. Tuy nhiên, sự gia tăng sản xuất thực phẩm chế biến, đô thị hóa nhanh chóng và lối sống thay đổi đã dẫn đến sự thay đổi trong mô hình ăn uống. Mọi người hiện đang tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng, chất béo, đường tự do, muối/natri, và nhiều người không ăn đủ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt… Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới các bệnh không lây nhiễm
Vì vậy, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên thực phẩm lành mạnh là rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng cá nhân và môi trường, khuyến khích nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm và bữa ăn lành mạnh và thúc đẩy dinh dưỡng lành mạnh trong suốt cuộc đời.
BS. Lê Xuân Bách
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Bác sĩ cảnh báo suy giảm chất lượng tinh trùng ở các "quý ông"
Vì sao thuốc huyết áp lại gây khô mắt?
Mang thai bị đau vùng thắt lưng, do đâu?
Cuộc chiến kháng kháng sinh - còn đó những hy vọng
Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn thực đơn khoa học, tăng cường sức khỏe, phòng bệnh tật
Đánh giá