Khi ống tai trong, được gọi là ống Eustachian, chứa đầy chất lỏng và bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến sự tích tụ áp lực phía sau màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai. Điều này có thể gây đau tai.
Ở người lớn, đau tai hiếm khi do nhiễm trùng tai mà là do đau từ một số bộ phận khác như răng, hàm hoặc cổ họng gây ra.
Cụ thể các bệnh lý gây đau tai bao gồm:
- Viêm họng
- Viêm xoang
- Nhiễm trùng răng
- Nhiễm trùng tai ngắn hạn hoặc dài hạn
- Viêm khớp thái dương hàm
- Tổn thương tai do thay đổi áp suất như độ cao lớn, v.v.
- Sự tích tụ của ráy tai hoặc một số vật thể mắc kẹt trong tai
- Viêm tai ngoài…
Ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, những điều sau đây có thể gây đau tai:
- Nhiễm trùng tai
- Xà phòng hoặc dầu gội đầu trong tai
- Tăm bông có thể gây kích ứng ống tai.
2. Các biện pháp khắc phục tại nhà giảm chứng đau tai
2.1. Tỏi
Theo TS. Debra Rose Wilson, chuyên gia người Mỹ về các liệu pháp bổ sung và thay thế, tỏi là một loại thảo mộc thường được sử dụng như một phương thuốc để kiểm soát các tình trạng khác nhau do đặc tính giảm viêm. Tỏi cũng có hiệu quả chống lại các vi khuẩn khác nhau. Một nghiên cứu tại Pakistan cho thấy tỏi và các dẫn xuất của nó giúp loại bỏ hiệu quả vi khuẩn gây nhiễm trùng tai (P.aeruginosa và K.pneumoniae).
Để sử dụng nó như một phương thuốc chữa đau tai, bạn có thể ăn một nhánh tỏi nghiền hằng ngày hoặc trộn tỏi xay nhuyễn với dầu dừa và áp vào xung quanh tai. Chú ý không cho tỏi vào bên trong tai vì có thể gây hại cho tai.
Ăn tỏi sống hàng ngày hoặc nghiền tỏi áp vào vùng tai bị đau.
2.2. Gừng
Gừng là một phương pháp điều trị tại nhà khá phổ biến và được sử dụng cho nhiều bệnh lý. Nhiều chiết xuất khác nhau của gừng có tác dụng mạnh và có thể giúp giảm viêm và giảm đau.
Có thể thoa một chút nước gừng quanh tai để giảm đau. Lưu ý không nên bôi nước gừng vào bên trong tai hoặc sử dụng như thuốc nhỏ tai.
Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau tai.
2.3. Hạt vừng
Hạt vừng được sử dụng như một phương pháp điều trị tại nhà để kiểm soát chứng đau tai do có tác dụng làm mềm ráy tai, giúp giữ sạch tai.
Nên làm ấm một chút dầu vừng cùng với một vài tép tỏi đập dập. Có thể thoa một vài giọt dầu âm ấm lên tai ngoài để giảm đau tai.
2.4. Húng quế
Húng quế là một loại thảo mộc có nhiều đặc tính chữa bệnh. Húng quế có nhiều chất chống oxy hóa và cũng chứa các đặc tính kháng khuẩn mạnh. Để sử dụng húng quế, hãy nghiền 5 lá húng quế tươi thật nhẹ nhàng để chắt lấy nước. Bôi nước ép húng quế vùng xung quanh tai bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, trộn một vài giọt dầu húng quế với một lượng dầu dừa tương đương, nhúng một miếng bông vào hỗn hợp, lau nhẹ nhàng bên trong tai, xung quanh bên ngoài tai và sau tai bằng hỗn hợp này.
Lưu ý: Không nên nhỏ bất kỳ chất lỏng nào vào trong tai khi chưa được bác sĩ xác định bệnh hoặc hướng dẫn cụ thể để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
2.5. Chườm nóng hoặc lạnh
Bạn có thể rang muối rồi bọc trong một miếng vải để chườm nóng hoặc dùng đá lạnh để chườm lên tai giúp giảm đau. Không có nhiệt độ chính xác được xác định, vì vậy bạn có thể sử dụng nhiệt độ lạnh hoặc nóng mà bản than mình cảm thấy thoải mái.
Cứ sau 10 phút, bạn có thể thử xen kẽ giữa chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên, cần thận trọng khi chườm nóng, vì nó có thể làm bỏng da.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh có tác dụng giảm đau tai.
2.6. Thay đổi tư thế ngủ
Giảm áp lực lên tai có thể giảm đau tai. Bạn có thể thử gối đầu lên gối (hai chiếc trở lên) và giữ đầu ở vị trí cao hơn cơ thể. Bạn cũng nên tránh ngủ nghiêng về bên tai bị ảnh hưởng. Ví dụ, nếu tai phải của bạn bị nhiễm trùng, bạn nên thử ngủ nghiêng về bên trái. Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp giảm đau tai bằng cách giảm áp lực trong tai.
Thay đổi tư thế ngủ giảm áp lực lên tai đau giúp giảm đau.
2.7. Thực hiện bài tập cổ
Đôi khi, đau tai có thể do căng cơ xung quanh ống tai, tạo áp lực lên khu vực này. Trong trường hợp này, một số bài tập cổ đơn giản có thể giảm bớt sự khó chịu.
Ví dụ, từ từ xoay cổ và đầu, đồng thời nâng vai lên về phía tai; lặp lại nhiều lần trong ngày.
3. Khi nào đau tai trở nên nguy hiểm
- Khi tình trạng sốt, đau và khó chịu không biến mất trong một hoặc hai ngày.
- Khi tình trạng đau tai dữ dội nhưng đột ngột dừng lại. Điều này có thể cảnh báo thủng màng nhĩ.
- Cơn đau tai không giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn.
- Có dịch chảy ra từ tai.
- Đối với trẻ em còn kèm theo đau đầu, yếu cơ mặt, chóng mặt, sưng xung quanh tai, sốt cao không thuyên giảm.
Khi xuất hiện những biểu hiện này, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sưu tầm
Theo SKĐS
Đánh giá