23 May, 2024 0 nhận xét Nhận xét
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng xảy ra thường xuyên ở cả hai giới, nữ gặp nhiều hơn nam. Rối loạn này thường xảy ra nhiều ở tuổi dậy thì hay giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ.
1. Đông y có chữa được rối loạn nội tiết tố?
Bên cạnh những phương pháp điều trị hiện đại, phương pháp sử dụng thuốc Đông y điều trị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ có hiệu quả lâu dài, an toàn. Tuy nhiên, để lựa chọn được bài thuốc phù hợp, dùng thuốc đúng cách thì mọi người cần tìm đến cơ sở khám chữa bệnh bằng đông y có địa chỉ rõ ràng, có khám chữa bệnh về sản phụ khoa.
Bệnh nhân không tự mua các bài thuốc được quảng cáo trên mạng xã hội, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không thực hiện theo hướng dẫn trên mạng tự mua các vị thuốc về kết hợp đun sắc. Bởi sai lượng thuốc, không hợp cơ địa có thể ảnh hưởng xấu đế cơ thể, thậm chí gây suy gan, suy thận vô cùng nguy hiểm.
Khi lấy thuốc được bác sĩ kê toa, bốc thuốc về dùng thì cần tuân thủ uống theo đúng liều lượng, kiên trì uống đủ liệu trình để đạt kết quả tốt nhất.
2. Cách xử trí khi bị rối loạn nội tiết tố
Để điều trị rối loạn nội tiết tố hiệu quả, trước hết bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục phù hợp.
Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy theo nguyên nhân và mức độ rối loạn nội tiết tố của từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Bác sĩ chỉ định áp dụng liệu pháp thay thế hormone bằng các hormone hóa dược. Thông thường liệu pháp này sử dụng Estrogen, Progesterone tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ cân bằng nội tiết tố gồm: Thuốc an thần, vitamin, và gần đây là 1 số thuốc thực phẩm chức năng có chứng nhận như Fertilaid for women...
Ngoài dùng thuốc, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể làm việc quá sức, bị căng thẳng, stress kéo dài, mất ngủ thường xuyên.
Bổ sung các thực phẩm có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone như: Thực phẩm giàu omega 3, omega 6, omega 9, vitamin, khoáng chất…
3. Cách chăm sóc rối loạn nội tiết tố tại nhà
Đồi với người bị rối loạn nội tiết, có thể áp dụng một số điều sau đây:
Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt, lành mạnh, khoa học, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên ăn các loại rau xanh như súp lơ, đậu nành, cải bắp... vì trong các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất hỗ trợ tham gia trực tiếp quá trình sản xuất hormone, cũng như có tác dụng điều hòa nội tiết, ức chế khả năng rối loạn nội tiết.
Tăng cường uống các loại nước trái cây chứa chất xơ, axit béo beta – carotene, magie, kali, vitamin B, vitamin A… có trong bơ, lựu, đào, táo… Các loại này giàu vitamin A, C, E… rất tốt cơ thể, sẽ giúp đẩy lùi các dấu hiệu tiền mãn kinh.
Hạn chế thực phẩm bao gồm: Thực phẩm có đường; Thực phẩm chứa chất béo bão hòa; Thực phẩm có hàm lượng estrogen cao; Thực phẩm chứa caffeine; Thực phẩm chứa chất kích thích; Thực phẩm chế biến và đồ ăn nhanh.
Vệ sinh cá nhân thật tốt là điều cần thiết, đặc biệt là những vùng da tiết nhiều dầu tự nhiên như mặt, cổ, lưng và vùng da ngực. Nên dùng chung các loại sữa rửa mặt, kem bôi hoặc gel trị mụn để giảm tình trạng mụn nặng thêm.
Hàng ngày cần uống đủ lượng nước được khuyến cáo mỗi ngày, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày.
Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress, luôn giữ tinh thần thoải mái. Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp cơ thể thư giãn và cân bằng nội tiết tố tốt hơn như: tập yoga, ngồi thiền, đi bộ, thể dục nhịp điệu,…
4. Rối loạn nội tiết tố có chữa khỏi không?
Nguyên tắc điều trị rối loạn nội tiết dựa trên cơ chế bệnh sinh của rối loạn nội tiết và tùy thuộc vào tình trạng bệnh, đa số các phương pháp điều trị đem lại hiệu quả nhất định cho người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của bệnh, việc làm đầu tiên là cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn điều trị dùng thuốc phù hợp.
Có thể sử dụng phương pháp điều trị thay thế hormone. Phương pháp sẽ đưa các loại estrogen và progesterone tổng hợp vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.
5. Lưu ý với trẻ em, phụ nữ mang thai… khi bị rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra nhiều ở giai đoạn dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ. Nhưng đôi khi do một lý do nào đó, sự rối loạn này có thể xảy ra ở những giai đoạn mà lẽ ra nội tiết tố trong cơ thể ổn định nhất.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở những đối tượng như:
- Người lạm dụng thuốc tránh thai.
- Người luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
- Người thường xuyên tiêu thụ đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp.
- Trường hợp có thói quen hút thuốc lá.
- Người thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Ở giai đoạn thai kỳ cơ thể phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi nhất, đặc biệt là sự thay đổi hormone. Các giai đoạn chị em có thể bị rối loạn nội tiết tố nữ đó là khi mang thai, sau sinh, sau khi nạo hút thai.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Chẩn đoán các rối loạn nội tiết là một quá trình phức tạp, cần phối hợp giữa nhiều xét nghiệm máu định lượng nồng độ hormone, nước tiểu, các test động nội tiết cũng như hình ảnh học (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ), các xét nghiệm gen - di truyền.
Đối với từng loại xét nghiệm riêng lẻ, chi phí sẽ dao động từ 150.000 - 850.000 đồng, tùy vào chất lượng của từng cơ sở y tế. Nếu xét nghiệm cả gói, người bệnh sẽ mất khoảng 1.700.000 - 1.800.000 đồng.
Tuy vậy, chi phí này còn thay đổi vào cơ sở y tế công lập hay quốc tế, vì vậy người bệnh cần chủ động tìm hiểu để đến thăm khám cho phù hợp.
Medshopvn sưu tầm
Theo SKĐS
Đánh giá