Nguyễn Thị Thanh Hương (Hà Nội)
Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh cao. Ở phụ nữ sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 -1%. Sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao, mỗi năm giảm 1-5%, trong đó 3-5 năm đầu sau mãn kinh, tốc độ thoái hoá xương cao nhất với ảnh hưởng chủ yếu là xốp xương. Bước sang tuổi 60-70, xương phụ nữ yếu hẳn, xuất hiện hiện tượng gù lưng, mỏi vai... Đó là về mặt lý thuyết, còn thực tế không phải người phụ nữ nào sau mãn kinh cũng đều bị loãng xương. Theo thống kê, 30% phụ nữ mãn kinh mắc bệnh loãng xương, 40% phụ nữ trên 50 tuổi mắc các chứng bệnh về xương như: đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương... Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn, dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc bị ngã cũng có thể làm xương bị gãy. Những nhân tố sau đây quyết định đến chất lượng và sự phát triển của xương: di truyền - chiếm tới 80%, 20% còn lại là do chế độ ăn uống, vận động, nội tiết tố, thuốc, thể trọng, có bệnh mạn tính và mãn kinh quá sớm. Vì thế để giảm thiểu bệnh loãng xương khi mãn kinh, ngay từ khi còn nhỏ, cần bổ sung cho cơ thể lượng canxi thích hợp. Việc bổ sung này kéo dài suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, cần năng tập thể dục thể thao, chọn những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động để xương cứng cáp hơn như đi bộ, tennis...
BS. Phạm Nga
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Giải mã hội chứng “trái tim tan vỡ”
Chủ động ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu
Ngừa cholesterol cao dẫn đến rối loạn cương dương
Đánh giá