15 May, 2019 0 nhận xét Nhận xét
mụn nhọt mẩn ngứa do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh thường là do gan yếu không còn khả năng lọc và thải độc tố trong máu, gây tích tụ các chất độc. Gan làm nhiệm vụ thanh lọc tất cả các loại đồ ăn, thức uống đưa vào. Nó đủ thông minh để nhận biết đâu là chất độc để thải ra, đâu là dinh dưỡng để giữ lại. Tuy nhiên, khi các loại độc tố đưa vào cơ thể quá nhiều, dồn dập thì gan sẽ hoạt động quá công suất và lâu dần sẽ bị tổn thương. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa... và đặc biệt là mụn nhọt. Bệnh hay gặp vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, khói bụi ô nhiễm, cơ thể người tiết ra nhiều mồ hôi là điều kiện rất dễ phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa... nhiều người thường bị tái phát nhiều lần - ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.
Khi gan bị suy giảm chức năng, thường sẽ gặp phải những dấu hiệu sau: Sau khi nghỉ ngơi vẫn cảm thấy mệt mỏi. Dễ dàng bị kích động hơn trước đây. Cảm thấy đau tức hạ sườn phải. Thường bị khó tiêu, chán ăn, bụng căng cứng. Hơi thở có mùi hôi. Da khô nhám, nổi mụn. Cảm giác khó chịu phần vai phải và phải ngủ nghiêng về bên trái. Dễ bị cảm lạnh và đau bụng thường xuyên. Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm. Răng lợi thường bị chảy máu, dễ dàng bị thâm tím.
Có thể các biểu hiện nóng gan chỉ thỉnh thoảng diễn ra và không kéo dài, nhưng nếu thường xuyên, lặp đi lặp lại và ngày càng kéo dài thì dễ bị nguy cơ cao về suy giảm chức năng gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
Bệnh da do nóng gan dễ trở nặng vào mùa nóng.
Nguyên nhân gây ngứa khi nóng gan
Do chế độ ăn uống chưa đảm bảo, ít chất xơ và không cung cấp đủ nhóm vitamin và khoáng chất. Thói quen sinh hoạt chưa đúng cách: thức khuya, làm việc quá sức... Thường sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, hút thuốc... khiến gan không có đủ khả năng loại thải độc tố. Đặc biệt với những người mắc bệnh lý về gan vì bất cứ lý do gì có hại cho gan nhất là uống rượu bia giải khát sẽ làm gan ngày càng suy yếu nhanh hơn và nặng hơn, có thể đẩy nhanh tiến trình xơ hóa trong gan.
Các biểu hiện mẩn ngứa do nóng gan
Về triệu chứng nóng gan gây ngứa, mụn nhọt, tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, gây ngứa nhẹ như kiến bò khắp cơ thể và dần xuất hiện các mảng đỏ li ti trên da. Biểu hiện ngứa do nóng gan thường xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể gặp lạnh đột ngột (đi ngoài gió, ngấm nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi...). Không phải biểu hiện ngứa, nổi mẩn ngứa trên da đều là do nóng gan, một số trường hợp có thể là do vấn đề về da liễu. Những biểu hiệu sau giúp chúng ta nhận ra các triệu chứng mẩn ngứa do nóng gan:
Ngứa râm ran hoặc ngứa nhiều: Các biểu hiện da liễu thường gây ra tình trạng ngứa, rát da trong khi ngứa do nóng gan chỉ ở mức râm ran, lan rộng ra khắp các vùng da trên cơ thể. Đôi khi các vùng ngứa có thể lan rộng ra khắp mặt, chân, tay, lưng... gây ra khó chịu cho người bệnh.
Nổi mẩn đỏ, mảng rộng tại các vùng ngứa: Da sẽ dần có các biểu hiện nổi từng mảng đỏ hoặc hồng lan rộng ở các vùng ngứa. Nghiêm trọng hơn có thể lan nhiều ra toàn thân. Biểu hiện da mẩn đỏ sẽ giảm bớt sau vài tiếng đồng hồ khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại, không có cảm giác ớn lạnh, ngứa ngáy toàn thân nữa.
Nổi mề đay, sẩn cục: Ngoài ra người bị ngứa do nóng gan còn các biểu hiện nổi mề đay, sẩn cục khi bị ngứa. Các mảng hoặc nốt mề đay khi nổi lên thường khá dày, sờ vào thấy chắc và có thể ngứa hoặc không ngứa nhiều.
Làm gì để chữa chứng nóng gan gây ngứa?
Việc giải độc cho gan là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tình trạng nổi ngứa, mụn nhọt do gan. Có rất nhiều cách để làm giảm nóng gan hiệu quả mà ta có thể thực hiện tại nhà. Cụ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho khoa học, đảm bảo tăng cường nạp nhiều chất xơ cho cơ thể. Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản...; Để thải độc cơ thể khi thời tiết nóng bức khó chịu điều cần thiết là chúng ta cần uống đủ nước (cách thanh lọc phù hợp nhất là uống 1,5-2 lít nước lọc/ngày), ăn hay uống các loại rau, thảo dược có vị đắng, tính mát sẽ giúp thanh lọc cơ thể như: rau má, khổ qua, rau đắng, sâm đất... Ăn nhiều hoa quả có chứa nhiều acid hữu cơ như cam quýt, dưa gang, dưa hấu và có thể uống thêm nước sắc hoặc uống các loại trà thiên nhiên để làm mát cơ thể, mát gan, như râu ngô, bạc hà, lá dâu, lá sen, dưa hấu, các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ,...).
Hạn chế thực phẩm giàu năng lượng, nên lựa chọn các món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, có tính mát như mướp đắng, bí đao, ngó sen, rau má, rau diếp cá...Đặc biệt, không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia và đồ uống có chứa cồn.
Ngăn ngừa các tác nhân làm suy yếu gan, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Nói không với bia rượu, thuốc lá...
Không nên thức quá khuya, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp gan cũng như các cơ quan khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
Tránh lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh, ngăn ngừa các nguồn lây nhiễm và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.
Khám gan định kỳ thường xuyên để được chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời hiệu quả tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
BS. Hồng Minh
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nấm Candida sinh dục - “Cứng đầu” nhưng không bất trị
Bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng
Tiền mãn kinh và mãn kinh: Những điều cần biết
Trái bơ tăng cường hệ miễn dịch
Đánh giá