minhhaiquangninh@yahoo.com.vn
Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn đó. Khi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu. Sự kết hợp này làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng.
Dị ứng thực phẩm thường có biểu hiện ở ngoài da, ở đường tiêu hóa và đôi khi ở đường hô hấp. Ở da, biểu hiện dị ứng bao gồm ngứa, nổi mày đay, eczema; ở đường tiêu hóa là sưng phồng môi, trong vòm miệng, trong họng, đôi khi ở đường ruột gây co thắt ruột, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa; ở đường hô hấp gây cơn hen, viêm mũi dị ứng... Nặng hơn là choáng phản vệ xảy ra sau khi ăn vài giờ. Rối loạn cùng lúc xảy ra ở nhiều cơ quan như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, tím tái, đau ngực, nổi mày đay, phù mạch, hạ huyết áp, choáng...
Cách phòng ngừa dị ứng thực phẩm có hiệu quả nhất là phải tìm ra và tránh sử dụng loại thực phẩm đã gây dị ứng. Trường hợp dùng loại thực phẩm mình đã dị ứng thì có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng uống trước 2 giờ khi sử dụng thực phẩm có thể giúp ngăn chặn dị ứng; còn lúc dị ứng đã xảy ra rồi mới uống thuốc thì tác dụng sẽ yếu hơn.
BS. Nguyễn Hồng
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Tiểu rát không phải luôn luôn là nhiễm trùng
Sẽ mất khoảng 5 ngày để người nhiễm biểu hiện triệu chứng virus corona
Đánh giá