16 March, 2022 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Biên tập viên WebMD
Phần màu sắc của mắt được gọi là mống mắt. một số người có màu mắt xanh dương, một số khác lại có màu nâu, một số có màu xanh lá pha xanh dương hoặc nâu đỏ. Màu mắt của mỗi người đều có sự khác nhau. Sau đây là một số điều thú vị bạn cần biết.
Màu mắt được xác định như thế nào
Trước đây, con người tin rằng bạn có thể dự đoán màu mắt của con cái thông qua màu mắt của bố mẹ và ông bà. Dựa trên niềm tin là mắt nâu biểu hiện tính trội và mắt xanh dương tính lặn, bạn có thể đoán được màu sắc mắt của đứa trẻ được sinh ra.
Ngày nay, chúng ta biết rằng màu mắt không dễ dàng đoán được nhờ việc nhìn màu sắc mắt của bố mẹ. Mặc dù gen di truyền có góp phần vào điều này, màu sắc mắt không hoàn toàn phụ thuộc vào một loại gen nhất định. Thay vào đó, có nhiều gen cùng tham gia vào việc quy định màu mắt.
Màu mắt là kết quả của sự tổng hợp melanin (một sắc tố tự nhiên) ở tròng đen. Mắt nâu có nhiều melanin hơn mắt màu xanh dương. Mắt màu đậm thường có xu hướng trội hơn, tuy nhiên vì có nhiều gen tham gia vào, nên không hẳn lúc nào mắt màu đậm cũng biểu hiện trội.
Do đó, mặc dù bố mẹ đều có màu mắt nâu không đảm bảo con sẽ có màu mắt nâu. Tương tự không phải đứa trẻ nào sinh ra từ một người mắt nâu và một người mắt xanh dương sẽ luôn có màu mắt nâu.
Khoảng một nửa dân số Mỹ có màu mắt nâu. Số người có mắt nâu cũng thường áp đảo hơn ở những khu vực có khí hậu ấm áp hơn trên thế giới. Những người có màu mắt xanh dương thường không có melanin ở vùng nền , phần màng phía trước tròng đen. Thiếu sắc tố mắt khiến cho ánh sáng đi đến mắt bị phân tán, khiến cho mắt có màu xanh dương.
Mắt xanh lá cây là màu hiếm nhất. Chỉ khoảng 2% dân số thế giới có mắt màu xanh lá cây. Màu mắt này là do melanin và hiệu ứng ánh sáng phân tán khi chiếu vào mắt.
Những người bệnh bạch tạng thường có ít hoặc không có melanin trong cơ thể. Do đó, họ thường có mắt màu xanh dương. Trong một số trường hợp hiếm, họ thường có mắt trong suốt, khiến cho mắt họ màu hồng hoặc đỏ.
Màu mắt có thay đổi không?
Màu mắt có thể thay đổi trong thời thơ ấu. Nhiều em bé sinh ra có mắt màu xanh dương, sau đó có màu mắt khác vì melanin phát triển ở vùng màng mắt. Màu mắt thường sẽ không còn thay đổi kể từ khi bé tròn 1 tuổi. Nhìn chung thì sự thay đổi màu mắt hiếm xảy ra. Chúng có thể xảy ra khi đổng tử giãn hoặc co mắt lại, tuy nhiên điều này là do sắc tố ở tròng mắt co lại hoặc giãn ra với nhau. Trong một số trường hợp, màu mắt có thể sẫm hơn một ít trong thời kì dậy thì hoặc mang thai hoặc khi bạn già đi.
Những vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến màu mắt
Trong một số trường hợp, những vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng hoặc thay đổi màu mắt của bạn.
Chấn thương
Bị thương hoặc sang chấn có thể gây hại đến tròng mắt. việc mất đi tế bào có thể thay đổi màu mắt.
Bệnh u sợi thần kinh
Bệnh u sợ thần kinh là bệnh gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh. Nó gây ra u nhỏ phát triển trên có tế bào thần kinh trong cơ thể và có thể gây ra những cục u nhỏ ở tròng mắt. Những u vô hại này thường được gọi là những cục u Lisch. Mặc dù chúng không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, nó có thể làm thay đổi màu mắt.
Viêm màng bồ đào
Là loại những bệnh gây viêm nhiễm khiến cho mắt sưng lên. Nó có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn hoặc thậm chí là làm mờ mắt. bạn cũng có thể nhìn thấy màu mắt bị thay đổi ở vùng mắt bị ảnh hưởng.
Viêm mạch máu do dị sắc tố Fuch
Bệnh này là một loại viêm mãn tính. Nó có thể khiến teo mống mắt, đục nhân mắt, viêm mắt. Bệnh này cũng gây mất sắc tố làm thay màu mắt. dẫn đến loạn sắc tố mống mắt hay làm xuất hiện 2 màu mắt.
Hội chứng Horner
Là một hội chứng hiếm gặp gây ra do đột quỵ hoặc chấn thương tủy sống gây tổn hại đến thần kinh cơ mặt. Những dấu hiệu bao gồm co đồng tử, sụp mí mắt, giảm tiết mồ hôi ở vùng mắt bị ảnh hưởng. Nó cũng gây mất sắc tố ở tròng mắt, gây thay đổi màu mắt.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là vùng thấu kính phía sau con người bị đục. Mặc dù đục thủy tinh thể không ảnh hưởng trực tiếp đến tròng mắt, chúng có thể làm thay đổi màu sắc vùng mắt bị ảnh hưởng, khiến nó chuyển đục và màu sữa. Đục thủy tinh thể thường phổ biến ở những người già và ảnh hưởng đến tầm nhìn. Vấn đề này có thể được điều trị nhờ phẫu thuật. Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, tuy nhiên những người có mắt đậm màu thường dễ bị đục thủy tinh thể hơn.
Theo WebMD
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Mộng tinh nói lên điều gì về sức khỏe tình dục?
Suy giảm ham muốn tình dục hậu COVID-19, nhiều vợ chồng trục trặc 'chuyện ấy'
Đánh giá