Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi nhằm phục hồi năng lượng cho các hoạt động thể chất và phát triển trí não. Hơn nữa, trong khi ngủ , cơ thể con người còn sản sinh ra các hormone có vai trò “sửa chữa tế bào” và thúc đẩy quá trình phân chia và tái tạo tế bào da.
Việc chất lượng giấc ngủ bị giảm sút kéo dài, nếu không tìm cách khắc phục sớm, điều này sẽ khiến cơ thể bạn phải đối diện với những ảnh hưởng tiêu cực.
Tác động xấu đến não bộ
Sau một ngày hoạt động mệt mỏi, não cần có thời gian để nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng, nhưng nếu chất lượng giấc ngủ bị giảm sút hoặc không ngủ đủ giấc, não bộ sẽ phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, có thể khiến cơ thể bị rơi vào trạng thái mất nhận thức.
Điều này có thể khiến trí nhớ sẽ bị giảm sút đáng kể, làm tăng tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, mệt mỏi… và nảy sinh các vấn đề đáng lo ngại hơn như cảm thấy chán nản trong cuộc sống.
(Ảnh minh họa)
Ảnh hưởng đến chức năng gan
Gan là cơ quan giải độc quan trọng nhất trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu, gan bắt đầu chức năng thải độc tố mạnh mẽ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau. Để quá trình này diễn ra hiệu quả nhất, cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ say, việc thường xuyên thức khuya sẽ làm cản trở quá trình này diễn ra, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
Làn da trở nên tệ hơn, ảnh hưởng đến sắc đẹp
Nếu bạn thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ hay mất đi chất lượng giấc ngủ, quá trình điều tiết của các tế bào sẽ bị rối loạn, làm vỡ các liên kết collagen khiến da mất đi sự đàn hồi vốn có.
Mất ngủ còn khiến cho quá trình oxy hóa ở cấp độ tế bào diễn ra nhanh hơn dẫn đến việc da bị lão hóa sớm. Tình trạng này kéo dài, ngoài việc gây nên các vấn đề về da, nó còn xuất hiện các “vết chân chim” và quầng thâm mắt mạn tính khiến bạn già đi trông thấy.
(Ảnh minh họa)
Mất ngủ ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể
Người bị thiếu ngủ sẽ dễ dàng bị tăng cân hơn người bình thường, vì mất ngủ khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, làm mỡ tích tụ ngày một nhiều hơn và isnsulin trong cơ thể không được chuyển hóa thành đường glucose bình thường sẽ làm cho thể trạng dễ bị béo phì.
Ngoài ra, không ngủ được sẽ khiến bạn cảm thấy thèm ăn vì nồng độ leptin, hormone cảm thấy no bị giảm xuống, còn ghrelin – hormone khiến bạn cảm thấy đói lại tăng cao. Sự thay đổi này sẽ khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng.
Để sở hữu giấc ngủ ngon, chúng ta nên làm gì?
Nếu không nhận thức sớm được sự hậu quả của việc thiếu ngủ và để tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây nên những biến chứng về sức khỏe ảnh hưởng đến đời sống cá nhân rất nhiều.
Tổng thời gian ngủ có thể chiếm 1/3 toàn bộ cuộc đời con người. Vì vậy, chúng ta cần tăng chất lượng giấc ngủ và ngủ đủ giấc để cân bằng năng lượng và giúp cơ thể đào thải độc tố, phục hồi thể trạng cho ngày tiếp theo.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Giao mùa trở lạnh, người cao tuổi dễ mắc bệnh gì?
Những chất tăng cường khả năng sinh sản cho nam giới
Hiểm họa từ bức xạ điện thoại thông minh và thiết bị không dây
Đồ chơi trẻ em nhiễm độc chì: Tương lai “xám” từ những sắc màu
Đánh giá