08 January, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Trào ngược dạ dày thực quản – Bệnh của lối sống hiện đại
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây ra các triệu chứng trên thực quản hoặc nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và thậm chí ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Hiện nay, số lượng bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có xu hướng giảm dần thì ngược lại số lượng bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản lại có xu hướng tăng lên, chủ yếu là do lối sống và chế độ ăn uống không khoa học. Ở Việt Nam, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng chiếm tỉ lệ cao. Bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Ảnh minh hoạ
Theo ThS. BS. Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi Tiêu hóa, BV Nguyễn Tri Phương, những biểu hiện dễ nhận biết nhất của trào ngược dạ dày là ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Hơi được sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bình thường, hơi sẽ được tống ra ngoài theo đường hậu môn nhưng khi cơ vòng dưới thực quản bị suy yếu, hơi cũng có thể được thoát ra ngoài qua đường miệng gây ra tình trạng ợ hơi. Mặt khác, cơ vòng thực quản bị suy yếu cũng khiến dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây nên cảm giác nóng rát và ợ chua trong miệng.
Ngoài ra, các triệu chứng điển hình khác nữa là người bệnh có cảm giác vướng họng, ho dai dẳng, cảm giác nghẹn thở, ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm, nuốt nghẹn, vướng đờm trong họng, đằng hắng, khàn tiếng hoặc có thay đổi về giọng nói…
Theo các chuyên gia, nếu không có chế độ ăn và điều trị đúng thì người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như: viêm thực quản (xảy ra ở khoảng 50% bệnh nhân), hẹp thực quản, thực quản Barrett (chiếm 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản) và ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Bí quyết để bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản khỏe mạnh
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tuy nhiên bệnh dễ tái phát trở lại. 68% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị tái phát trong vòng một năm. Chính vì vậy, ngoài việc khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được điều trị theo đúng chuyên khoa thì người bệnh cần thực hiện nguyên tắc sau: Ăn uống đúng giờ, hạn chế thức ăn cay nóng, rượu bia. Tránh suy nghĩ lo lắng quá mức và nhớ ngủ đúng giờ. Không nên tự ý dùng những thuốc giảm đau (như đau đầu, đau cơ, đau răng…) vì những thuốc này gây viêm dạ dày rất nhiều.
Chia sẻ tại chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe với chủ đề “Tăng cường hệ tiêu hóa, cốt lõi phòng chống dịch bệnh” TS. BS. Lưu Ngân Tâm – Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy cho biết, một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản và phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình.
Bệnh nhân bị trào ngược được khuyến cáo ăn thành nhiều bữa nhỏ. Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu cũng là một giải pháp hiệu quả. Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...) và ít các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa.
“Một trong những nguyên nhân chính khiến cơ thể bị axit cao là từ các chế độ ăn. Người ta nhận thấy, các thực phẩm có tính axit mạnh có thể kể đến các loại như bánh mì trắng, thức uống có cồn, nước ngọt có gas như soda, đường, thịt… Còn các thực phẩm giàu tính kiềm như trái cây, rau củ, các loại hạt…” TS. BS. Ngân Tâm cho biết.
“Thực phẩm có tính kiềm như rau, củ quả giàu xơ, giàu khoáng chất, giàu chất chống oxy hóa; có lợi cho sức khỏe và sức khỏe tiêu hóa. Điều quan trọng là không thể thiếu 8 cốc nước (250ml/cốc) mỗi ngày. Vì nước (dịch) chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, bao gồm nước và các chất điện giải thiết yếu (các ion kiềm như: Na, K, Mg, Ca…), đồng thời mọi hoạt động tiêu hóa cũng như chuyển hóa của cơ thể đều trong dung môi nước,” BS. Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.
Nước có bổ sung lượng khoáng Na, K, Mg, Ca vừa phải có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng hoặc những người có hoạt động thể lực nặng nhọc. Theo TS. BS. Lưu Ngân Tâm những nghiên cứu về nước kiềm hóa (nước chức năng được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật Bản) với mẫu nhỏ, cho thấy: giúp bất hoạt men pepsin, nguyên nhân chính gây ra chứng trào ngược axit dạ dày; hỗ trợ điều hòa huyết áp, cholesterol, đái tháo đường; giảm độ nhớt máu, cung cấp oxy tế bào tốt hơn.
Được biết, nước điện giải ion kiềm hay cũng gọi là nước ion kiềm là loại nước chức năng có nguồn gốc từ các bệnh viện Nhật Bản. Nước ion kiềm có độ pH lý tưởng pH 8.5 – 9.5, đây là cấp độ kiềm tốt cho sức khỏe tương tự như các loại rau xanh.
Bằng các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả của nước ion kiềm đã được xác nhận để cải thiện các bệnh đường ruột và tiêu hóa như: trào ngược axit, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, men dạ bất thường, các chứng khó tiêu, táo bón … Nước ion kiềm sẽ cung cấp thêm những vi khoáng này và ion H+, giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào cũng như giảm bớt tốc độ lão hóa. Quá trình điện phân còn tạo ra được với những phân tử nước rất nhỏ (nhỏ bằng 1/5 lần phân tử nước thường) sẽ hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn, thải độc nhanh chóng hơn.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Giấc ngủ trong phòng và chữa bệnh
6 thói quen ăn uống gây hại “sex”
Lắng nghe cơn khóc lặng của trẻ
Nguy cơ sức khỏe do thiếu hụt nội tiết tố nữ
Đánh giá