Các mũi tiêm phòng cúm không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh cúm ở nhóm người có nguy cơ cao này mà còn làm giảm nhiễm trùng viêm phổi và biến chứng tim.
Trong nghiên cứu, các nhà điều tra từ McMaster, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Dân số của McMaster (PHRI), đã theo dõi hơn 5.000 bệnh nhân bị suy tim ở 10 quốc gia Châu Phi, Châu Á và Trung Đông - các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi có 80% bệnh tim mạch xảy ra và tỷ lệ tiêm phòng cúm thấp.
Đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về hiệu quả của vaccine cúm ở bệnh nhân suy tim.
Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ biến cố tim mạch ở người bệnh suy tim.
Bệnh nhân được tiêm vaccine cúm hoặc giả dược hằng năm trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 11/2021. Theo nghiên cứu, trong hơn một năm, vaccine cúm làm giảm 40% bệnh viêm phổi và 15% tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân suy tim. Trong mùa cúm - mùa thu và mùa đông, đã giảm 20% số ca tử vong.
Tiến sĩ Mark Loeb, Đại học McMaster (Ontario, Canada) cho biết, những người bị suy tim dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe kém, với 50% khả năng tử vong trong vòng 5 năm. Khoảng 20% nhập viện vì biến chứng tim mạch hằng năm.
Tiêm phòng cúm nên là một phần trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn đối với những người bị suy tim, vì nó đơn giản, rẻ tiền và an toàn, đồng tác giả nghiên cứu - TS. Salim Yusuf, Giám đốc điều hành của PHRI cho biết.
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Bệnh cúm xuất hiện quanh năm, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh và có thể gây ra những ổ dịch rải rác tại các địa phương nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Cúm có thể tự khỏi nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những người mắc các bệnh như: Suy tim, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa, người suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai…
Cúm có thể gây các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong…
Sưu tầm
Theo ĐSSK
Đánh giá