02 August, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Phụ nữ thường gặp các chứng đau bụng kinh, đau do rối loạn tiêu hóa…, thế nhưng các bệnh lý của cơ quan sinh sản (trong đó có xoắn buồng trứng) cũng gây đau nên chị em thường nghĩ rằng mình bị đau bụng thông thường. Vậy làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa đau bụng thông thường và xoắn buồng trứng?
Bệnh xoắn buồng trứng nguy hiểm thế nào?
Xoắn buồng trứng là bệnh phổ biến ở phụ nữ, thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước, cũng có thể gặp ở người khỏe mạnh bình thường. Xoắn buồng trứng khiến dòng máu đến nuôi buồng trứng bị tắc nghẽn, nếu không được điều trị kịp thời thì khu vực mô bị xoắn sẽ bị hoại tử, gây viêm nhiễm, nhiễm độc nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nhận biết xoắn buồng trứng
Triệu chứng thường gặp là người bệnh xuất hiện cơn đau quặn bụng vùng hạ vị, không giảm khi dùng thuốc giảm đau, giai đoạn sau đau liên tục, sốt, buồn nôn. Nếu xoắn chậm và không nghiêm trọng, cơn đau sau đó sẽ nhẹ hơn. Có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng đau âm ỉ, có thể có bí trung - đại tiện.
Trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện một số triệu chứng tưởng chừng như không liên quan đến bệnh như: tiểu dắt, tiểu khó (nếu chèn ép bọng đái), táo bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch)...
Phân biệt thế nào?
Đau bụng thông thường vì các bệnh đơn giản như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, đau bụng kinh... không ảnh hưởng đến sức khỏe, phục hồi nhanh chóng, các biểu hiện đau trong thời gian ngắn, đau bụng kèm đi ngoài, uống thuốc giảm đau là đỡ, không có biểu hiện sốt… Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp với triệu chứng đau bụng tương tự lại nằm trong các tình huống bệnh ngoại khoa nguy hiểm như thai ngoài tử cung, xoắn buồng trứng, xuất huyết nang buồng trứng... Khi thấy các biểu hiện đau liên tục và tăng dần, kèm nôn, có sốt… thì cần nghĩ đến các bệnh lý ngoại khoa vùng bụng và đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Để phát hiện sớm bệnh xoắn buồng trứng, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần có kèm siêu âm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Người bệnh có tiền căn bị xoắn buồng trứng khi có biểu hiện đau quặn bụng vùng hạ vị phải đi khám ngay để được chữa trị kịp thời nhằm bảo toàn chức năng sinh sản cũng như chức năng nội tiết tố nữ.
BS. LÊ THỤC ANH
Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Ai là những người nên chọc ối chẩn đoán rối loạn di truyền?
Viêm tắc vòi trứng dễ gây vô sinh
Hội chứng vận mạch tuổi mãn kinh: Kiểm soát thế nào?
Giãn tĩnh mạch tinh có gây vô sinh?
Sốt xuất huyết có biến chứng gì?
Lượng tinh trùng của đàn ông phương Tây giảm một nửa trong gần 40 năm
Những thực phẩm không ngờ có chứa chất làm ngọt nhân tạo
Đánh giá