16 August, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Các nhà khoa học tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham (Anh) đã phát hiện, những người đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm rất khỏe mạnh và thành công hơn những người ngủ theo kiểu tự phát.
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy một thói quen ngủ không phù hợp có thể ngăn cơ thể phóng thích hormon melatonin - một hormon buồn ngủ vào đúng thời điểm để làm cho ta cảm thấy buồn ngủ và tỉnh táo, do đó làm mất nhịp sinh học của cơ thể.
TS. Andrew JK Phillips, nhà nghiên cứu sinh học thuộc Phòng Phân tích về giấc ngủ và huyết áp, tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham, cho biết: “Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng, đi ngủ và thức dậy đúng giờ cũng quan trọng như số giờ ngủ”.
Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng, những can thiệp dựa trên ánh sáng - chẳng hạn như dành nhiều thời gian ngoài trời dưới ánh mặt trời và dành ít thời gian hơn trên màn hình máy tính vào ban đêm - có thể có hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ.
Lê Anh
((Theo Daily Mail, 6/2017))
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Cảnh báo tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng nhũ tương hỗn hợp chứa curcumin
Nguy cơ rối loạn đông máu khi sốt xuất huyết
3 bước ngăn muỗi đến gần nhà bạn
Bổ sung omega thế nào cho đúng?
Cho con bú giảm nguy cơ bệnh đa xơ cứng
Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm, dậy thì muộn?
Có được dùng thuốc trị đau nửa đầu khi mang thai?
Vô sinh, sảy thai, dị tật và những điều không thể bỏ qua về xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
Đánh giá