28 December, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Một nữ hộ sinh đã tiết lộ rằng bà gặp rất nhiều những phụ nữ hết sức ngạc nhiên với thực tế của việc sinh nở.
Từ cảnh người phụ nữ khóc lóc trên phim đến cảnh người mẹ rạng rỡ ôm trong tay đứa con được cuốn gọn gàng trong chăn là một quá trình có phần bí ẩn do những điều kiêng kỵ bao quanh việc sinh nở.
Rachel Fitz-Desorgher là một nữ hộ sinh, chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ, một giảng viên và chuyên gia tư vấn tại Henley Birthcare. Bà đã làm việc với phụ nữ mang thai trong suốt 31 năm, và biết nhiều điều về việc sinh nở. Bà cho biết mình vẫn gặp “hàng ngày” những phụ nữ bị sốc về những gì mà cơ thể của họ trải qua khi sinh.
Dưới đây những giai đoạn của cuộc đẻ mà Fitz-Desorgher tin rằng mọi phụ nữ đều nên biết.
Khởi động
Giai đoạn "khởi động" của chuyển dạ có thể kéo dài đến 3 ngày đêm và có cảm giác giống như đau bụng kinh, cường độ rất mạnh nhưng không được xem là một phần của "chuyển dạ thực sự”. Đây là lúc cổ tử cung mềm ra và kéo dài, và cơ thể em bé trong tư thế sẵn sàng để được sinh ra. Điều quan trọng nhất là người mẹ phải nghỉ ngơi đúng cách trong thời gian này để không bị kiệt sức trước khi chuyển dạ bắt đầu.
Người mẹ sẽ cảm thấy những cơn co rõ rệt và nghĩ rằng mình đang chuyển dạ. Vì vậy, họ vội vã đến bệnh viện và đi quanh quẩn trong sự mệt mỏi và buồn chán. “Hãy ở nhà!", bà Fitz-Desorgher nói.
Chuyển dạ “thực sự”
Khi giai đoạn khởi động kết thúc, cơ thể bước vào giai đoạn chuyển dạ "tích cực” khi cổ tử cung mở 4cm. Các hoóc môn tràn ngập cơ thể, cảm giác giống như công tắc chỉnh độ sáng được bật lên trong đầu. Nhiều phụ nữ mô tả cảm giác giống như ở trên một hành tinh cảm xúc khác được đặt tên là "chuyển dạ hành tinh".
Cảm giác “đau từng cơn kinh nguyệt” sẽ mở đường cho cảm giác cơ dần dần căng và cứng như đá ngày càng dài hơn, mạnh hơn và sát nhau hơn. Đây là lúc mà các bài tập thở, và tập trung vào tất cả các phần của cơ thể ngoại trừ bụng, phát huy tác dụng.
Bác sĩ không phải là thần tiên
"Bạn đừng mong là sẽ đẻ sớm chỉ vì đã vào bệnh viện. Bác sĩ không thể bắt em bé “chui ra” nhanh hơn. Đây là cuộc chơi của sự chờ đợi. Nhiều phụ nữ sẽ chuyển dạ nhanh hơn tại nhà vì thế hãy ở nhà chừng nào còn có thể", bà nhấn mạnh.
Các thuốc có tác dụng (phần nào)
Gas và không khí được sử dụng để "thúc" các cơn co và làm cho bà bầu cảm thấy hơi say, nhưng có thể làm cho một số phụ nữ bị nôn.
Trong giai đoạn khởi động, diamorphine được sử dụng để người mẹ buồn ngủ và ngủ tốt hơn. Nhưng nó không có tác dụng gì nhiều với cơn đau và cũng có thể khiến người mẹ cảm thấy khó chịu và em bé bị buồn ngủ, khiến bé chậm bắt đầu bú mẹ hơn.
Gây tê ngoài màng cứng, làm tê liệt nửa dưới cơ thể, đồng nghĩa với việc phải đặt ống thông và người mẹ phải được theo dõi trong thời gian dài hơn.
"Gây tê ngoài màng cứng cần một chút thời gian và có thể khá khó khăn, cho đến khi thuốc bắt đầu có tác dụng, vì người mẹ phải gập người thật sát để bác sĩ chọc được kim vào lưng. Việc cúi gập người trong lúc cơn co mạnh là rất khó. Đôi khi việc gây tê ngoài màng cứng không có tác dụng thích đáng và người mẹ vẫn cảm thấy các cơn co".
Ối vỡ gây tiếng động lớn
Thường thì ối sẽ vỡ khi người em đã sẵn sàng để rặn em bé ra. “Nó có thể tạo nên một tiếng “ục” lớn mà những người khác trong phòng cũng nghe thấy!" Fitz-Desorgher nói. Nước ối có cảm giác ấm ấm và trơn để giúp em bé ra ngoài dễ hơn.
Rặn đẻ có thể dễ chịu
Khi cổ tử cung giãn, người mẹ sẽ thấy muốn rặn - giống như muốn hắt hơi.
"Việc rặn cho cảm giác dễ chịu vì nó là một phản xạ và d đó bạn không thể cưỡng lại. Bạn thực sự sẽ không cần bất cứ ai nói cho bạn là rặn như thế nào, trừ khi bạn đã được gây tê ngoài màng cứng và không còn cảm giác. Rút cục thì đâu có ai dạy bạn cách hắt hơi mà bạn vẫn làm rất tốt đấy thôi! "Fitz-Desorgher nói.
Có lẽ bạn sẽ không “đi nặng”...
Phụ nữ có thể lo lắng rằng mình sẽ rặn ra phân trong khi sinh. "Khung chậu của bạn sẽ chứa đầy em bé và khó có chỗ cho phân đi qua, vì thế đừng lo lắng: bạn sẽ chỉ rặn ra một chút phân (nếu có) trong khi sinh," Fitz-Desorgher nói. "Bạn càng rặn theo đường âm đạo thì càng ít khả năng rặn ra phân. Vì vậy, khi nữ hộ sinh nói “rặn xuống bên dưới, thì ý của cô ấy là "phía trước bên dưới”.
... hoặc phải rạch
"Hầu như mọi phụ nữ đều lo là mình sẽ phải rạch để đưa em bé ra. Thủ thuật này được gọi là cắt tầng sinh môn và chỉ được thực hiện trong các tình huống khẩn cấp. Họ thực sự là không phổ biến. Nếu bạn cần phải làm, thuốc tê tại chỗ sẽ được sử dụng để đảm bảo việc rạch không đau".
"Nhìn chung", cô nói thêm "hãy cố nhớ rằng cơ thể bạn đã tiến hóa rất đẹp để mang thai và sinh em bé. Mặc dù đôi khi nhiều thứ trở nên khó khăn, hầu hết phụ nữ sẽ chuyển dạ và sinh con một cách đơn giản.
"Vì vậy, đừng lo lắng về chuyển dạ: tập trung, hít thở và làm một lần cho xong".
Nguồn Independent
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Càng cận tết, heo bơm nước vào thành phố càng nhiều
Đau bụng kinh - Ác mộng của con gái tuổi teen
Đánh giá